Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

31 CÂU NÓI HAY VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. “Khi bạn thấy một người mập đứng kế một người ốm, không có nghĩa là người mập lấy bớt phần ăn của người ốm. Nhưng đây lại là cách suy nghĩ của chủ nghĩa xã hội.” – Khuyết danh

2. “Chủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ.” – Winston Churchill

3. “Ở xứ tư bản, mọi người đều giàu nghèo một cách bất công, nhưng ở xứ chủ nghĩa xã hội mọi người đều nghèo một cách công bằng.” – Khuyết danh

4. “Chủ nghĩ xã hội nói chung đã thất bại rõ tới độ chỉ những nhà trí thức mới có thể không nhìn thấy.” – Thomas Sowell

5. “Dân chủ và chủ nghĩ xã hội chỉ có chung một quan điểm, sự công bằng. Nhưng hãy nhìn về sự khác biệt: dân chủ tìm sự công bằng trong tự do, chủ nghĩa xã hội tìm sự công bằng trong sự gò bó và nô lệ.” – Alexis de Tocqueville

6. “Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác.” – Margaret Thatcher “Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác.” – Margaret Thatcher

7. “Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng của sự thất bại, là tiếng kêu của sự ngu dốt, là lời truyền giáo của sự ghen tị, ưu điểm của nó là chia sẻ đồng đều sự nghèo khổ.” – Winston Churchill.

8. “Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin.” – Ronald W. Reagan

9. “Chủ nghĩa cộng sản không thành công được vì mọi người ai cũng muốn quyền tư hữu.” – Frank Zappa

10. “Chủ nghĩa phát xít là giai đoạn nhân loại sẽ tìm đến sau khi họ thấy chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng.” – Friedrich A. von Hayek

11. “Chủ nghĩa cộng sản là logic cuối cùng khi nhân loại không còn tồn tại.” – Fulton J. Sheen

12. “Kiểm soát của cải là kiểm soát sự sống.” – Hilaire Belloc

13. “Nếu bạn để chính phủ (cộng sản) điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát.” – Milton Friedman

14. “Cái nhìn của chính phủ về kinh tế có thể nói ngắn gọn như sau: nếu nó di chuyển, hãy đánh thuế. Nếu nó tiếp tục di chuyển, hãy ra luật để điều khiển nó. Và nếu nó ngừng lại, hãy hỗ trợ nó.” – Ronald Reagan

15. “11 chữ đáng sợ nhất trong tiếng Anh là ‘tôi là người của chính phủ và tôi sẽ giúp bạn.” – Ronald Reagan

16. “Những ai muốn lấy trộm của Peter để đưa cho Paul luôn có sự ủng hộ ở Paul.” – George Bernard Shaw

17. “Dân chủ sẽ ngưng tồn tại khi bạn lấy đi của cải của những ai muốn đi làm để chia bớt cho nhũng ai không muốn đi làm.” – Thomas Jefferson

18. “Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?” – Ronald Reagan

19. “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó.” – Ronald Reagan“Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó.” – Ronald Reagan

20. “Một chính phủ có thể cho bạn những gì bạn muốn, cũng là một chính phủ có thể lấy đi những gì bạn có.” – Thomas Jefferson

21. “Nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội không thể hoạt động được vì nó không có những thứ mà nền kinh tế tư bản không thể không có, đó là: giá cả thị trường để phân phối tài nguyên, tự do và chất xám của con người, quyền sở hữu để các doanh nhân yên tâm làm việc và lòng tham để con người không ngừng tham vọng.” – Ludwig von Mises

22. “Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek

23. “Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh

24. “Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman

25. “Vũ khí đã giết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.” – Khuyết danh

26. “Nếu muốn thấy sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản và cộng sản, hãy so sánh giữa Bắc và Nam Hàn.” – Khuyết danh

27. “Hãy nhìn bao nhiêu người từ xứ cộng sản bất chấp cái chết để vượt biên qua xứ tư bản, nhiêu đó cũng cho chúng ta nhân loại đã bình chọn ra sao.” – Milton Friedman

28. “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?” – Dennis Prager

29. “Chủ nghĩa tư bản không hoàn hảo, nhưng nó là hệ thống tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.” – Milton Friedman 30. “Chủ nghĩa tư bản không hoàn hảo, nhưng nó là hệ thống tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.” – Milton Friedman

31. “Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra được rằng chủ nghĩa xã hội không hơn gì một giấc mơ đẹp; rằng tự do quan trọng hơn bình đẳng; rằng nỗ lực đạt được bình đẳng sẽ làm nguy hại tới tự do; và rằng, nếu tự do bị mất, bình đẳng thậm chí là cũng sẽ không còn cho những kẻ mất tự do.” ― Karl Popper 






Cô Hàng Xóm - Nguyễn Bính .


https://www.youtube.com/watch?v=IlAlKAc1rYw - 

Thơ Nguyễn Bính - Anh Bằng - Tuấn Vũ .


Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn,Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.Giá đừng có dậu mùng tơi,Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng...
Có con bướm trắng thường sang bên này.
Bướm ơi ! Bướm hãy vào đây !
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi...
Tại sao không thấy nàng cười,
Khi hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.
Mắt nàng đăm đắm trông lên...
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi !
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi: "Hay tôi yêu nàng ?"
-- Không, từ ân ái lỡ làng,
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao ?
Tơ hong nàng chả cất vào,
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng,
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong.
Cái gì như thể nhớ mong ?
Nhớ nàng ? Không ! Quyết là không nhớ nàng !
Vâng, từ ân ái lỡ làng,
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
Tầm tầm trời cứ đổ mưa,
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.
Cô đơn buồn lại thêm buồn,
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi !
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.
Bên hiên vẩn vắng bóng nàng,
Rưng rưng... tôi gục xuống bàn rưng rưng...
Nhớ con bướm trắng lạ lùng !
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.
Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc... Quả tôi yêu nàng.
Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!


Vinh Diep's photo.

Tham nhũng và thể chế: Làm sao để Việt Nam ‘chịu phát triển’?
Posted on August 22, 2015 by  in FVPoC // 0 Comments Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan phát biểu tại hội nghị (Ảnh: HC) 
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan phát biểu tại hội nghị (Ảnh: HC)

IJAVN | 22-08-2015
Để chứng tỏ cho thế giới biết VN từ “không chịu phát triển” trở thành “chịu phát triển”, cần phải cải tổ thể chế hiện nay. Cần phải xây dựng một nền dân chủ đa nguyên. Đó là cách cứu VN thoát khỏi vùng trũng của thế giới.
‘Mô hình kỳ lạ nhất thế giới’
Tại hội nghị kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn quốc tổ chức ngày 8/8 tại Đà Nẵng, bà Phạm Chi Lan đã đưa ra mấy nét chấm phá về bức tranh kinh tế hiện nay của Việt nam. Rằng gia nhập ASEAN 20 năm nay rồi mà Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu nhất trong khối (cùng với Lào, Campuchia và Myanmar). Rằng so với 10 năm trước, qui mô DN chỉ còn 1 nửa và có xu hướng… li ti hóa – theo cách nói của Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam…
Bà Phạm Chi Lan chỉ ra một số nguyên nhân như công nghệ ở hàng thấp nhất (trong số các nước tham gia TPP) dẫn đến năng lực cạnh tranh kém, doanh nghiệp không thể tiếp cận với chính sách khuyến khích của nhà nước. Bà cho rằng, công nghệ thấp không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp mà phải được Nhà nước ưu tiên quan tâm. Thế nhưng “hệ thống chính sách của chúng ta nói rất nhiều, rất hay về đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp cho biết họ không thể tiếp cận được với những chính sách khuyến khích của Nhà nước. Chỉ ai tự có năng lực thì mới tự đổi mới công nghệ được thôi chứ còn họ “quên” đi tất cả những cái của Nhà nước, bởi vì chi phí để nhận được ưu đãi có khi lại còn lớn hơn cả mức được ưu đãi. Đó là điều rất đau gây cản trở cho sự phát triển công nghệ của chúng ta!”
“Chi phí để nhận được ưu đãi có khi lại còn lớn hơn cả mức được ưu đãi” – ý kiến này của bà Phạm Chi Lan cho thấy bóng dáng cái gì đã cản trở khiến doanh nghiệp không mặn mà với chính sách khuyến khích của Nhà nước cũng như cơ hội do FTA (Hiệp định thương mại tự do) đem lại. Rồi bà cho biết, đó là nạn tham nhũng. Khi làm ra 1 đồng thì mất tới 1,02 đồng cho chi phí bôi trơn, tức là làm ra không đủ để bôi trơn thì “doanh nghiệp còn gì để tái đầu tư, để mở rộng được? Và doanh nghiệp sẽ co lại vì họ làm được 1 nhưng có những ông khác không làm gì cả mà tước đoạt của họ hơn 1 thì tội gì họ làm nữa”. Bà Phạm Chi Lan gọi đây thuộc chi phí ngoài pháp luật, là một chỉ số xếp hạng về thể chế, mà Việt Nam ở thứ hạng rất kém.
Có vẻ đã quá thất vọng về tương lai của nền kinh tế VN, bà Phạm Chi Lan “tiết lộ” ý kiến của các chuyên gia Ngân hàng thế giới cho rằng VN là nước “không chịu phát triển”:
“Một số chuyên gia World Bank còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển”.
Không phải chưa có ai nghĩ đến cái mô hình kỳ lạ ấy nhưng các chuyên gia của WB là người nói ra, và biểu đạt một cách rất ấn tượng. Họ vạch ra đúng bản chất của nền kinh tế VN rất thật, rất hài lẫn cả đau xót và chua chát nữa.
Bà Phạm Chi Lan đã chỉ ra rất đúng nguyên nhân làm cho nền kinh tế VN trì trệ, không phát triển được, đó là tham nhũng. Tham nhũng sinh ra kém về năng lực cạnh tranh, qui mô danh nghiệp ngày càng teo đi, công nghệ thấp, làm cho các chính sách khuyến khích của nhà nước, các kết quả đàm phán FTA không tới được các doanh nghiệp.
Hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước tham dự hội nghị kết nối do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/8 (Ảnh: HC) 
Hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước tham dự hội nghị kết nối do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/8 (Ảnh: HC)

Nhưng đâu là nguyên nhân của nguyên nhân, nghĩa là cái gì đẻ ra tham nhũng thì không thấy bà Chi Lan nói tới. Không phải bà không biết mà bà không thể nói toạc ra trong một hội nghị như thế. Tuy nhiên, bà cũng hé mở khi nói tới vai trò của Nhà nước: “Việt Nam cũng phải cạnh tranh với Nhà nước của các nước khác về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô…”. Bà cũng dè dặt hy vọng: “Nhà nước sẽ phải thay đổi nhiều về hệ thống luật pháp, chính sách trong nước cho phù hợp với các cam kết. Và từ đó đổi mới kinh tế sang hệ thống kinh tế thị trường đầy đủ sẽ giúp cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam tốt hơn, bình đẳng hơn!”
Tham nhũng và thể chế
Trở lại vấn đề tham nhũng. Tham nhũng từ đâu ra? Ai nuôi dưỡng nó? Rõ ràng, nó lợi dụng các kẻ hở của cơ chế, nó được bao che, câu kết chặt chẽ thành một hệ thống kiên cố từ trung ương đến cơ sở. Tất cả những tệ nạn, những yếu kém của nền kinh tế và các lĩnh vực khác của xã hội sinh ra từ chế độ độc tài. Mọi biện pháp nếu đưa ra cũng chỉ là chữa cháy, mà chữa không khéo, thì càng chữa, đám cháy càng lan to. Với thể chế này, tham nhũng không thể chấp dứt hoặc bị đẩy lùi. Vì vậy, trước khi nghĩ đến các biện pháp thì phải nghĩ đến việc đổi mới chính trị đã.
Đổi mới kinh tế cần phải đi đôi với đổi mới chính trị. Năm 1986, mới chỉ đổi mới (thực chất là sửa sai) một phần, gỡ bớt rào cản cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, VN đã đạt được một số thành tựu, cứu được đất nước “đứng bên bờ vực thẳm” nhưng cũng chỉ dừng tại đó vì không có sự đổi mới về chính trị. Mác có một luận điểm đúng, đó là “quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp, nó trở thành lực cản của sự phát triển. Sẽ tới một mức độ nào đó, cái vỏ chật hẹp ấy phải vỡ ra ngoài ý muốn của con người.
Cái vỏ ấy đang được những người bảo thủ cố gắng níu giữ, gia cố, hàn vá. Biết đó là lực cản nhưng họ không đủ can đảm để thay đổi, điều đó có nghĩa là họ “không chịu phát triển”.
Hiến pháp 2013 vẫn xác định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vẫn xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vẫn xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, VN đã phải trả giá quá đắt . Trong lĩnh vực kinh tế thì thành phần kinh tế Nhà nước là thành phần duy nhất xảy ra tham nhũng, tham nhũng một cách khủng khiếp, là nơi đốt tiền ngân sách tàn bạo nhất, làm khánh kiệt ngân sách quốc gia. Cán bộ to tham nhũng lớn, cán bộ nhỏ tham nhũng vừa, còn nhân viên thì ăn cắp. Thành phần kinh tế tư nhân không có tham nhũng vì không ai tự ăn cắp của mình. Nhưng họ phải chơi trong một sân chơi bất bình đẳng trước đối thủ được hưởng nhiều ưu đãi về vốn, đỡ bị sách nhiễu hơn về thủ tục, chi phí bôi trơn cũng thấp hơn và đặc biệt là không phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình, nếu được “coi là” không có sai phạm mà chỉ yếu kém về năng lực. Nếu bị cách chức, hoặc buộc về hưu sớm thì họ vẫn còn một tài sản khổng lồ do tham nhũng mà có. Còn trong kinh tế tư nhân nếu kinh doanh thua lỗ thì chịu phá sản, không những mất hết vốn đầu tư mà còn lâm vào cảnh nợ nần.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Số doanh nhân nào còn tồn tại được là những người có năng lực kinh doanh (trừ những công ty được người nhà nước dựng nên làm “sân sau” hay kinh doanh có sự hậu thuẫn của người nhà nước). Ngược lại, các nhà quản lý kinh tế được nhà nước bổ nhiệm, cho dù họ không có tài cán gì cả.
Nói như thế để thấy rằng, quản lý kinh tế nhà nước như hiện nay thì quá đơn giản trong khi làm kinh tế tư bản, tư doanh đòi hỏi những yêu cầu khắt khe và đầy may rủi.
Kinh tế nhà nước thì tham nhũng, kinh tế ngoài quốc doanh bị chèn ép không ngóc đầu dậy được làm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế VN hết sức ảm đạm. Còn những người ra sức cổ vũ cho nền kinh tế định hướng XNCH, lạc quan tếu về tương lai của nền kinh tế VN thì chính họ cũng chẳng tin. Họ nói vì lợi ích cá nhân của họ mà thôi.
Không chỉ lĩnh vực kinh tế, tất cả các lĩnh vực khác của xã hội như y tế, giáo dục, hành chính, tư pháp đều cho thấy một viễn cảnh bi đát. Tham nhũng len lỏi vào tất cả các bộ phận của guồng máy vận hành xã hội mà chưa bao giờ đẩy lùi được nó, ngược lại, càng ngày nó càng lấn tới. Hết nghị quyết này đến nghị quyết khác, hết lãnh đạo này đến lãnh đạo khác hô hào chống tham nhũng, nhưng tệ nạn này ngày càng lan rộng và nguy hiểm như HIV đã phát triển đến giai đoạn cuối. Chống không được, các vị đành lắc đầu than thở “sâu nhiều quá”, “ăn của dân không từ một cái gì”.
Làm thế nào để thay đổi tình trạng tụt hậu hiện nay? Điều này có nhiều chuyên gia nhận ra nhưng không dám nhắc tới, mà ai nhắc tới thì bị cho là suy thoái, thậm chí phải gánh chịu hệ lụy, đó là phải cải tổ thể chế. Bà Phạm Chi Lan chẳng đã cho rằng chỉ số xếp hạng về thể chế của VN xếp ở mức rất thấp, rằng VN cần phải cạnh tranh về thể chế đó sao?
Mong muốn đủ thứ nhưng cứ luẩn quẩn với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, với định hướng XHCN thì VN không bao giờ thoát ra khỏi tình trạng hiện nay, vì tham nhũng và mọi sự tiêu cực, trì trệ khác được sinh ra và nở rộ từ thể chế hiện tại.
Thể chế hiện nay không nên nói là lỗi thời, không còn phù hợp mà là sai lầm. Chưa cần phân tích, lý luận, chỉ cần quan sát cũng thấy rõ CHXH là hoang tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đồng loạt sụp đổ trong vòng vài năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Không phải ngẫu nhiên mà xét riêng trong một quốc gia bị chia cắt, trước đó, nền kinh tế và mọi lĩnh vực xã hội khác là như nhau, thế nhưng nửa nào theo XHCN thì khốn khó, ì ạch, còn nửa kia phát triển với tốc độ rất nhanh. Điều này ta có thể thấy rõ khi so sánh giữa Bắc với Nam Việt Nam, CHDC Đức với CHLB Đức trước đây và Bắc Triều Tiên với Hàn Quốc, Trung Hoa lục địa với Đài Loan hiện nay.
Để chứng tỏ cho thế giới biết VN từ “không chịu phát triển” trở thành “chịu phát triển”, cần phải cải tổ thể chế hiện nay. Đó là cách cứu VN thoát khỏi vùng trũng của thế giới. Cần phải xây dựng một nền dân chủ đa nguyên. Tất nhiên, không phải mọi sự tồi tệ sẽ nhanh chóng chấm dứt khi chuyển sang nền dân chủ nhưng nó sẽ được kiểm soát dần dần cùng với quá trình hoàn thiện của thể chế mới. Khi ấy sẽ có những cơ chế kiểm soát lẫn nhau, có tam quyền phân lập, có nhà nước pháp quyền. Khi người dân được làm chủ thực sự, thấy chính quyền, tài sản chung của xã hội cũng là của mình thì họ mới quan tâm, mới đóng góp được tâm huyết, tài năng thực sự vào việc quản lý đất nước. Khi ấy VN mới khả dĩ nói đến thoát khỏi mô hình kỳ lạ nhất thế giới, mới có thể nói với các chuyên gia Ngân hàng thế giới rằng chúng tôi đã “chịu phát triển”.
Nguyễn Tường Thụy

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Tiền đồng đi về đâu ?
Nam Nguyên, phóng viên RFA2015-08-21
    000_Hkg5704500.jpg
Nhân viên ngân hàng đang đếm tiền đồng Việt Nam. AFP photoĐúng như tiên đoán của các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/8 đã tiếp tục hạ giá tiền đồng 1% và nới biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%. Trước đó vào ngày 12/8 Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%. Như vậy Việt Nam đã nhanh chóng giảm giá tiền đồng theo sau Trung Quốc. Mức độ hạ giá đồng tiền Việt Nam, theo ước tính của chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh  là 5,07% so với USD tính từ đầu năm tới nay.

Tiền đồng hạ giá...

Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/8, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đã đánh giá về hai lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ của Ngân hàng Nhà nước mới đây. Ông nói:

“Lần thứ nhất để phản ứng với việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, còn lần thứ hai họ tính Mỹ chuẩn bị điều chỉnh tăng lãi suất cho nên mình phải có biện pháp phòng vệ trước. Đồng thời lần điều chỉnh đầu nó cũng dẫn đến chuyện dân chúng và các ngân hàng thương mại mua ngooại tệ vào quá trời! Nó có sự chuyển dịch tài sản từ đồng Việt Nam sang đồng đô la, cho nên để ngăn ngừa chuyện đó ngân hàng trung ương điều chỉnh với cường độ tương đối mạnh và họ dự kiến duy trì tỷ giá này ổn định cho đến hết quý 1 năm sau, để tránh tình trạng dân chúng găm giữ ngoại tệ và các ngân hàng thương mại thì mua ngoại tệ vào.”
Báo chí Việt Nam trong đó có tờ Thời báo kinh tế Việt Nam cho rằng, sự điều chỉnh hạ giá tiền đồng của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là không còn đường nào khác. Lập luận này dựa vào sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc của Việt Nam với mức nhập siêu quá lớn. Mặc dù Tổng Cục Hải quan dự báo  năm 2015 nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc khoảng 35 tỷ USD. Thực tế trong 7 tháng vừa qua Việt Nam đã nhập siêu 19,3 tỷ USD từ Trung Quốc và diễn biến trên thị trường cho thấy, mức nhập siêu này có thể vượt xa các dự báo.
Lần thứ nhất để phản ứng với việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, còn lần thứ hai họ tính Mỹ chuẩn bị điều chỉnh tăng lãi suất cho nên mình phải có biện pháp phòng vệ trước.

- TS Lê Xuân Nghĩa

Khi Ngân hàng Nhà nước tăng gấp đôi biên độ tỷ giá lên 2% vào ngày 12/8/2015 như một hình thức hạ giá tiền đồng, các chuyên gia kinh tế trong đó có bà Phạm Chi Lan đã khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên mạnh dạn hạ giá đồng tiền Việt Nam. Thậm chí TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà nội còn khuyến nghị, là Việt nam nên chủ động phá giá tiền đồng, nếu Trung Quốc phá giá 5% thì Việt Nam nên phá giá cao hơn như 6%-7%.  Lúc đó Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội đã nói với chúng tôi:
Đây là một bài toán, nếu tư duy điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường mà không điều chỉnh cho nó tương xứng đến một mức độ nào đó, không phải nhất thiết họ 4,6% mình cũng phải 4,6%. Nhưng nếu với biên độ quá hẹp thì cũng không có tác dụng lớn lắm và cái đó sẽ gây hệ lụy đặc biệt cho khả năng cạnh tranh cũng như ảnh hưởng xuất khẩu và vấn đề nhập siêu của Việt Nam.”
Việt Nam không áp dụng chính sách thả nổi đồng tiền, như nhiều quốc gia khác theo nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quyết định tỷ giá ngoại hối và trong nhiều năm qua, nhà điều hành đã chỉ điều chỉnh cầm chừng, mức độ hạ giá tiền đồng trong khoảng 1%-2% một năm. Năm 2015 này, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra đáp ứng nhiều hơn đối với tín hiệu thị trường trong điều hành chính sách tiền tệ.

... Lợi hay hại?

Liên quan tới các tác động tích cực của việc phá giá đồng tiền Việt Nam, TS Lê Xuân Nghĩa nói với Ban Việt ngữ RFA:


000_Hkg2687325-400.jpg
Nhân viên ngân hàng Việt Nam đang đếm đô la Mỹ. AFP photo

“Trước hết các nhà xuất khẩu người ta cảm thấy có lợi, bởi vì lâu nay đồng đô la tăng giá và đồng Việt Nam vẫn giữ nguyên. Cho nên đồng Việt Nam trên thực tế tăng giá đối với các đồng tiền khác như đồng Yên, đồng Euro và đồng đô la.

Để hỗ trợ cho xuất khẩu mình phá giá thêm vài ba phần trăm thì các hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài được cạnh tranh tốt hơn. Với lại Trung Quốc phá giá như vậy mà hàng hóa Việt Nam xuất ra nước ngoài phần lớn giống như của Trung Quốc. Nếu như mình không phá giá tương ứng thì hàng hóa cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở nước ngoài cũng yếu đi.
Điểm thứ ba hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất là mạnh nếu mình không phá giá đồng tiền một chút thì sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường nội địa cũng mạnh và cũng cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.”
Ngày 12/8 trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi TS lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội tuy đồng thuận về chủ trương hạ giá tiền Việt để khuyến khích xuất khẩu và giảm bớt làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã và đang tràn ngập thị trường nội địa. Tuy vậy ông đã lên tiếng cảnh báo về tác dụng không mong muốn đó là gánh nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên. TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho tăng thêm chi phí để trả nợ công vì nợ công của Việt Nam được trả bằng đồng Đô La và nếu như điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ như thế này thì nợ công sẽ tăng thêm nữa.

- TS Lê Đăng Doanh

“Tôi cũng xin lưu ý rằng biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho tăng thêm chi phí để trả nợ công vì nợ công của Việt Nam được trả bằng đồng Đô La và nếu như điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ như thế này thì nợ công sẽ tăng thêm nữa.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi là không những nợ công sẽ tăng lên mà doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí trả nợ vay ngân hàng bằng ngoại tệ. TS Lê Xuân Nghĩa phát biểu:

“Nợ công, rồi doanh nghiệp phải trả nợ bằng đô la sẽ tốn nhiều tiền Việt Nam hơn thì đúng là như vậy. Nhưng dù sao tổng số tiền đi vào Việt Nam mà trừ đi tổng số tiền đi ra Việt Nam thì nó vẫn dương khoảng 5 tỉ đô la, cái dương đấy là có lợi.”
Tuy TS Lê Xuân Nghĩa không đi vào chi tiết, nhưng nhiều chuyên gia khác đã phát biểu trên báo chí là lượng kiều hối hàng năm mười mấy tỷ USD là một nguồn ngoại tệ quan trọng, một thứ viện trợ không hoàn lại.
VnExpress bản tin trên mạng ngày 19/8/2015 cho biết Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp thị trường. Trước đó trên hệ thống truyền thông nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết dự trữ ngoại hối quốc gia tính đến cuối tháng 7/2015 là 37 tỷ USD  và 10 tấn vàng. Ông Bình từng nhấn mạnh đây là số ngoại tệ tiền tươi thóc thật, sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào. Tuy vậy Ngân hàng đa quốc gia HSBC nhận xét rằng, mức dự trữ ngoại tệ 37 tỷ USD của Việt Nam chẳng nhiều nhặn gì và Bộ Tài chính còn đề nghị cho ngân sách vay từ quỹ dự trữ này. Điều này khiến Ngân hàng Nhà nước thiếu cơ sở để thực hiện cam kết của mình.

Thực tế giá trị tiền Việt Nam hiện nay ra sao. Sau quyết định mới nhất ngày 19/8, phá giá tiền đồng 1% và nới biên độ tỷ giá lên 3%, về nguyên tắc các ngân hàng được phép giao dịch tiền Việt và đô la Mỹ không thấp hơn 21.233 đồng và không cao hơn 22.547 đồng ăn 1 đô la Mỹ.

Ngân hàng ANZ là tổ chức quốc tế sớm tiên đoán, nếu Việt Nam không hạ giá tiền đồng thêm nữa thì từ nay đến cuối năm, tiền đồng Việt Nam vẫn có thể mất giá tối đa 5,1%. ANZ tức Ngân hàng Australia-New Zealand đánh giá dè đặt hơn các chuyên gia Việt Nam, tổ chức này cho rằng sau ba lần điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ, đến nay trên thực tế tiền đồng Việt Nam hạ giá 4,5%, ít hơn mức 5,07% mà TS Vũ Đình Ánh phát biểu trên báo mạng VnEconomy hôm 19/8/2015.
Ngân hàng đa quốc gia HSBC dự báo tỷ giá cuối năm 2015 sẽ lên mức 22.800 đồng/USD. Nhìn lại tỷ giá cách đây 5 năm, tháng 1/2010 một đô la Mỹ đổi được khoảng 18.479 đồng mà nay đã lên tới 22.547 đồng. Đồng tiền Việt Nam sẽ đi về đâu trong tương lai là điều mà những người làm công ăn lương phải âu lo.

Không Có Chuyện Cướp Chính Quyền Từ Tay Pháp-NhậtTô Hải



2015 AUG 20 phutoanquyenTrước Phủ toàn quyền Đông Dương tháng 8/1945 – Ảnh: Tư liệu

1- Việt Minh có thực sự “cướp chính quyền” trong tay giặc Pháp và giặc Nhật hay không?

2- Từ 9 tháng 3 đến 19/8/45 nước Việt Nam không có chính quyền nào?Và từ đó đặt ra vấn đề:

a) – Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật, Pháp không hề có, mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ: Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước.126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ., được thế giới công nhận và sau này đa số vẫn được mời vào “Chính phủ liên hiệp”… Vậy vì sao mà nhà nước Cộng sản Việt Namn phải “lờ tịt” cái Sự Thật đó đi?

b) – Có phải chính những người như bọn tớ, tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát “Này thanh niên ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng”, kéo nhau đi biểu tình ủng hộ chính phủ Trần trọng Kim đã “quáng gà cách mạng” nên giữa chừng a-dua, khi thấy người ta trương lên lá cờ đỏ sao vàng to tướng và phát cho chúng tớ những lá cờ đỏ nhỏ bằng cái quạt mo là những người đã được “Đảng giáo dục” và “đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống” để thực hiện nghị quyết của Đại Hội Quốc Dân (?) họp ở Tân Trào?

Không! Hoàn toàn không!

Chúng tớ, lúc ấy, dù bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào, đã đưa ra đường lối chống Pháp, đã hứa hẹn Độc Lâp-Tự Do cho đất nước, đều sẵn sang đi theo!

Đến cựu Hoàng Bảo Đại cũng còn tuyên bố “Làm dân một nước tự do còn hơn là làm vua một nước nô lệ!” nữa là!

Hơn thế nữa, bọn thanh niên “hăng máu vịt” chúng tớ, lúc ấy cũng như Việt Minh ở chiến khu về, có quái gì mà phải lo. Ai cũng biết thừa đi là “Cướp chính quyền phen này sẽ chẳng có đổ máu vì Nhật đã đầu hàng vô điều kiện, Pháp vẫn chưa ra khỏi các trại giam chờ ngày trao trả cho quân đồng minh! Ai cũng biết chắc là sẽ chẳng có súng nổ, máu trào… chứ cứ như cách mạng Pháp, cách mạng Nga thì… sức mấy mà mặc com-lê, cà-vạt đàng hoàng, tay không mà dám đi “Cướp”chính quyền trong tay Nhật-Pháp cơ chứ!

Mọi “mâm cỗ độc lập tự do” đã có chính phủ Trần Trọng Kim dọn sẵn, kể cả hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình suốt từ ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện cho đến ngày 19 tháng 8…, tất cả các hoạt động thanh niên tiền tuyến, thanh niên khất thực, phụ nữ, nhi đồng, công chức… đều được “tự giác” tổ chức bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, suốt 126 ngày….

Việt Minh với cái tên chẳng hề cộng sản, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ gì, có cái “tài”, theo tớ, duy nhất là, khi vào tiệc thì cầm cốc đứng lên hô to: “Nào! Mời các bạn cầm đũa!”. Cứ làm như bữa tiệc ấy là chính mình bỏ tiền ra chiêu đãi toàn dân vậy!

“Cuộc cách mang duy nhất nhân văn” (?),  “duy nhất không đổ máu” do “Đảng ta lãnh đạo” mà ông Nguyễn Quyết nói lắp bắp trên thềm Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng ngày 19/8/2010 vừa qua, nó vừa lẩm cẩm lại vừa làm những nhân chứng như tớ, nếu còn sống, phải… thương cho sự mất trí nhớ của ông về định nghĩa thế nào là cách mạng, là đảo chính, thế nào là nhân văn (?).

Chẳng lẽ không nhân văn thì ông huy động toàn dân dùng gậy gộc, dáo.mác “giết, giết hết bàn tay không ngơi nghỉ”, lao vào các trại lính Nhật lúc đó đã án binh bất động từ cả 3 tháng trời, chờ quân đồng minh vào giải giới hay sao? Hay là bắt toàn bộ cái “chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”, các ông Phan kế Toại, Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh… đi học tập cải tạo như hồi 1975 ở miền Nam?

Nói trắng ra rằng, dân Việt Nam chẳng hề biết đến cái sự lãnh đạo tài tình nào của Đảng Cộng Sản trước cái ngày 19 tháng 8 năm 1945 ấy! Vả lại lúc đó Đảng các ông có mấy người? Làm sao chỉ có gần 60 chục mống (trong đó có cả ông anh họ tớ, Tô Kim Châu, Ban Bình Dân Học Vụ cùng Nguyễn Hữu Đang, không hề là Đảng viên CS, sau này ông Châu bỏ vô Nam, làm cái gì đó ở toà án quân sự VNCH, nên đi học tập “có” 11 năm!) đi họp ở Tân Trào về mà động viên được cả triệu người, đủ mọi thành phần từ Bắc vô Nam,  đứng lên đòi Độc Lập Tự Do kia chứ!Chẳng qua là khổ quá, đói quá, nhục quá mà bất cứ tổ chức nào dám đứng ra điều khiển đất nước đang có nguy cơ rơi vào tình trạng vô chính phủ, chúng tôi, những người nông dân sắp chết đói, những người tiểu tư sản, trí thức biêt tủi nhục, đều ủng hộ.

Và lớp trẻ chúng tớ, ủng hộ vô điều kiện chính phủ Trần Trọng Kim.Chúng tớ “hoạt động cách mạng” từ đấy, một thành tích “cách mạng tiền khởi nghĩa” mà sau này nhiều, rất nhiều kẻ cơ hội đã kê khai là “hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa” để hưởng nhiều bổng lộc, lợi quyền. Một sự “đánh tráo” mà kẻ đánh tráo và người bị lừa đều… vui vẻ cả vì… tất cả đều công nhận sự đánh tráo để cùng có lợi… Số người tiền khởi nghĩa càng đông càng chứng tỏ “quần chúng đi theo đảng” thật sự hùng hậu, thừa sức “Cướp” chính quyền từ tay quân Nhật- Pháp!


Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim – Ảnh: Tư liệu


Còn cái chuyện “giọn cỗ mời ông xơi” của chính phủ Trần Trọng Kim thì… coi như không có trong lịch sử! Có một thời người ta còn  gọi là “chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”. Tuy nhiên bù nhìn cho ai thì mãi sau này nó vẫn bị… bỏ ngỏ! Còn tớ và nhiều bạn bè đương thời của tớ thì đã có kết luận rất sớm là… bù nhìn cho… các ông cộng sản chứ còn ai nữa!!”


Tớ đã đưa ra những dẫn chứng trích trong các trang hồi ký của các ông Trần Trọng Kim, Vũ Đình Hoè… đặc biệt nhấn mạnh đến vụ tướngYamamoto muốn trao vũ khí cho chính phủ Trần Trọng Kim để các ông ấy chống lại Việt Minh… Nhưng các ông đã cự tuyệt thẳng thừng vì “nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật là của Quân Đội Đồng Minh”. Hơn nữa các ông ấy “không muốn dân Việt Nam  lại phải dùng vũ khí chống lại nhau”.


Tóm lại, theo tớ, 19 tháng 8 năm 45 nếu tớ là nhà viết sử có lương tâm tớ sẽ viết hẳn một chương: Chính phủ Trần Trọng Kim và cuộc đảo chính ngày 19/08/1945. Tiếp theo đó là những trang bi tráng nhất về lịch sử dân tộc Việt Nam sau cuộc Đảo Chính này, vì:


– Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã bắt đầu bị đổi màu từ đây.


– Máu đổ xương rơi cũng bắt đầu từ đây.


– Hầu hết những ai không chịu đổi màu đã, hoặc bị thủ tiêu hoặc “tìm đường cứu nước” bằng một hướng đi khác để trở thành “kẻ thù của nhân dân” hoặc đơn giản hơn chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính mình. Một vài người đã mang theo nỗi oan ức xuống tuyền đài thậm chí có người phải tự sát với lời trăn trối để đời “Lịch sử sẽ phán xét cho tôi” (Nguyễn Tường Tam).


– Những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống sợ, sống hèn chờ đợi, hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập…


Trong cùng thời diểm đó, có biết bao nước thuộc địa khác trên khắp thế giới đã chẳng phải “thề phanh thây, uống máu quân thù….” cũng độc lập tự do… mà có một thời gian dài người ta “tuyên giáo” chúng ta là “Độc Lập… giả hiệu”! Cho đến hôm nay, cho đến bao giờ, bao giờ, nước ta mới đuổi kịp các “nước độc lập giả hiệu” như Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Thái lan…. nhỉ?


Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và “hoạt động cách mạng quáng gà” rồi “cách mạng  câm-điếc” suốt 65 năm, qua 3 chế độ “Quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim”, “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” và “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì mà lớp trẻ, kể cả các Nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60 trở xuống đều coi là trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này…


Chỉ tiếc rằng: Những điều tớ kể lại chỉ nằm ở trên cái blog cỏn con của tớ, chẳng có ai hưởng ứng vì: Đa số nhân chứng  sống như tớ, kẻ đã qua đời, kẻ còn sống thì đã lẩn thẩn, kẻ thì…. vừa ngu vừa… hèn, cho nên có cho ăn “cháo gan cóc tía” cũng chẳng dám nói lên cái thời tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát “Này thanh niên ơi…” dưới bàn tay bắt nhịp của chính Khâm sai đại thần Phan Kế Toại (sau này Hồ Chí Minh mời làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giai đoạn 1955-1961)!


Cờ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ hay là cờ quẻ ly của Chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim (có từ 9/03/1945 đến 22/08/1945)

Cho nên, cứ mỗi lần 19 tháng 8 và 2/9, tớ luôn chịu khó theo dõi xem lịch sử có được “bổ sung” thêm điều gì đúng như tớ mong đợi không.Thì đây:

1- Ngày 13 tháng 7 vừa qua, giáo sư Philippe Devilliers 90 tuổi, cựu phóng viên tờ “Le Monde”có mặt tại Việt Nam năm 1945 đã trao tặng cho cá nhân giáo sư Phan Huy Lê 203 tấm ảnh, trong đó chắc chắn có nhiều “tấm ảnh lịch sử”. Cụ thể, theo báo “Tuổi Trẻ” ngày 19/8/2010 là tấm ảnh chụp cuộc biểu tình của “Tổng Hội Công Chức” ngày 7 tháng 8/1945 ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim mà tớ cũng có mặt và hò hét đến khản cổ “Việt Nam Độc Lập muôn năm!”, “Đả đảo phát xít Nhật!”.Mong rằng tất cả những tấm ảnh của “cá nhân tặng cá nhân” đó sớm được công bố, đặc biệt là những tấm ảnh nào khẳng định được chính phủ Trần Trọng Kim là có thật. Tớ tin rằng, một nhà sử học đã dám công bố “Anh hùng Lê văn Tám là chuyện bịa đặt” (do Bộ Trưởng bộ Tuyên Truyền Trần Huy Liệu trối trăn lại), lại không dám lấp đầy cái “lỗ hổng lịch sử” này bằng những tấm ảnh mà có lẽ Devilliers không muốn trao cho Chính quyền vì sợ nó sẽ vô tác dụng khi bị xếp xó hoặc bị thủ tiêu vì một lý do chính trị nào đó?

2 – Lần đầu tiên,VTV1 đã có bài “Kể chuyện dân Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền” Chỉ có một câu mà tớ chú ý vì nó được phát ra từ cái loa đắc lực nhất của Ban Tuyên Giáo. Đó là: công khai xác nhận có chuyện trao chính quyền cho cách mạng của đốc lý Trần văn Lai (tớ đã quên béng ông này, nhờ VTV1 mà tớ nhớ lại: Ông chính là người mở đầu buổi mít-tinh hoan nghênh ngày ra mắt của Tổng Hội Công Chức ngày 7/8/45 của chính phủ “bù nhìn” (không có tên và nói rõ bù nhìn của ai?).

3 – Đúng ngày 19/8/2010, báo “Nhân Dân” và VTV1 có đưa tin  về “cuộc giao lưu gặp gỡ giữa các “nhân chứng sống” của cách mạng tháng 8/45 hào hùng”. Nhiều nhân vật tớ quá quen, quá biết, dù chỉ hơn tớ vài ba tuổi… Trong số các vị được mời đến đã quá lẩn thẩn, nói năng lắp bắp, câu trước ngược với câu sau… thậm chí nhầm luôn cả ngày tháng… Tớ có chú ý đến nhân vật Lê Trọng Nghĩa, đã quá già để nói gì nhưng được giới thiệu làthành viên đoàn đàm phán với “chính phủ bù nhìn của phát xít Nhật”!

Chỉ có mấy điều “mới lạ” đó, lần đầu tiên trong cuộc đời muộn màng làm blogger, tớ thấy khoái chí nói với bà xã :

– Đấy! đấy! bài trên blog của anh viết năm ngoái, năm nay nhà nước đã cho phép cái ông Nghĩa này trả lời trên Tivi công nhận là có chuyện đàm phán với chính phủ…Bà xã cướp lời:

– Nhưng đâu có gọi là chính phủ Trần Trọng Kim mà gọi là chính phủ bù nhìn của phát xít Nhật!

Tuy mất hứng nhưng tớ vẫn câng câng lên giọng (tuy hơi có đuôi đuối)!

– Dù gì đi nữa thì cũng phải công nhận những gì tôi viết là chẳng có bịa đặt! Chính phủ Trần Trọng Kim là có thật, chính danh, là người “dọn cỗ ” cho cuộc Đảo Chính Không Tiếng Súng, Không Máu Đổ Xương Rơi và… rất “Nhân Văn” như tướng Nguyễn Quyết mới “sáng tác” (hoặc do ai mách nước?) trịnh trọng tuyên bố ngày 19 tháng 8 năm nay! Phủ nhận họ, vu cáo họ là “bù nhìn cho Phát Xít Nhật” là có tội với lịch sử!Nhân dịp này, tớ kêu gọi:

– Những ai từng là nhân chứng lịch sử của cuộc cách mạng mùa thu, đang còn sống, còn tỉnh táo, còn có cái tâm trong sáng, còn có cái tầm… không biết sợ.

– Những nhà viết sử trẻ, những người có điều kiện tiếp cận với những tư liệu quý hiếm ở những Trung Tâm Lưu Trữ trong và ngoài nước như C.A.O.M bên Pháp, hãy bạch hoá tất cả những gì có được trong tay, hãy giúp các nhà “viết sử ăn lương nhà nước” mạnh dạn hơn, khách quan hơn nhìn về quá khứ (như mới đây vừa công bố trên mạng toàn cầu nội dung và bức hình “thủ tướng Trần văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã ký tên vào Hiệp Ước Cựu Kim Sơn xác định trước toàn thế giới Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!”

– Tớ mong ước: Năm tới, sẽ còn những điều Mới hơn,Thật hơn, Đúng hơn, khi kỷ niệm những ngày tháng sục sôi cách mạng giải phóng dân tộc này.

Lịch sử phải được chỉnh sửa, phải được bổ sung, ngô phải ra ngô, khoai phải ra khoai”! Không thể u xoẹ, lập lờ, đánh tráo, đánh lận công-tội của những nhân vật lịch sử, phủ nhận vai trò của hàng triệu người (trong đó có tớ), ngày ấy, chẳng biết Đảng là ai, ở đâu, làm gì, mà chỉ lao mình vào cuộc “chơi cách mạng” dưới sự động viên của các ông Phan Kế Toại, Phan Anh, Dương Đức Hiền… chứ chẳng phải theo chân ông Nguyễn Quyết, hay được Đảng giáo dục tuyên truyền một tí ti ông cụ nào cả!Tớ cũng hy vọng: Chính các nhà Tuyên Giáo đương thời cũng tỉnh ngộ dần trước những bằng chứng không thể chối cãi (vì hầu hết đều không là nhân chứng lịch sử) cho phép công bố những Sự Thật Lịch Sử Mới mà… không phải cái gì cũng “Nhờ công ơn của Đảng” tất tần tật! 

Tô HảiNguồn: Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015


Trân Trọng Kính Mời Theo Dõi

TIN TỨC NGÀY 19_08_2015 & TRUYỀN ÂM ĐÀI VIỆT NAM TỰ DO.mp3KHẨN THIẾT KÊU GỌI QUÝ ĐỒNG HƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC DÀNH CHÚT THỜI GIỜ QUÝ BÁU
 
 KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI QUỐC TẾ ĐÒI NHÀ CẦM QUYỀN ĐẢNG CSVN TRẢ TỰ DO CHO CHÁU

NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN


Video lời kêu cứu của cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn, con của ông bà Nguyễn Trung Can và Mai Thị Kim Hương trước khi bị bắt.


ĐỒNG BÀO ƠI! XIN ĐỪNG VÔ CẢM

Đồng bào ơi! xin đừng vô cảm
Lửa khổ đau bùng cháy chốn Quê Nhà
Lửa Căm hờn tận đáy lòng Dân
Lửa uất hận bỏng sôi thân xác Mẹ

Lửa bừng cháy trên tấm thân nhỏ bé
Của người dân bị đuổi giết cùng đường
Đốt thân mình trước nghiệt ngã tang thương
Gởi thông điệp đoạn trường đến Nhân Loại

Lửa bốc cháy tận buồng tim! bốc cháy!
Ngọn lửa thiêng như cắt xé thịt da
Lửa ngút ngàn thôi thúc giục hồn Ta
Bùng bùng lên ngọn lửa cứu Sơn Hà

Sĩ Phu ơi ! trước muôn ngàn hiểm họa
Dân lầm than Tổ Quốc đắm chìm
Mẹ bên bờ vực thẳm đảo điên
Đất nước cần muôn vạn trái tim

Trần Việt Lê Chân
12/08/2015



Bà Phạm Thị Lê
Quảng Ngãi tự thiêu chống cưỡng chế đất
Ngày 12/8/2015. 
Bà Phạm Thị Lê bị bỏng nặng, đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

Kính Mời Qúy Vị
 vào những Link Dưới Đây 
Theo Dõi
RADIO TOÀN DÂN CỨU NƯỚC

Hoặc bấm vào Hình bên dưới 
TOANDANCUUNUOCVIETNAM