KhoiDongSuViet
008: Sự Thật Lịch Sử Về "Trưng Nữ Vương"
Khoi Dong Su Viet 007: "Đạo Thờ Mẫu"
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
BA SAO CHI MỘ: BIA THỜ 626 LINH HỒN TỬ VONG TẠI TRẠI BA SAO NAM HÀ
Cựu Tù Nhân Lương Tâm Phạm Thanh Nghiên - Xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm hương trước tấm bia không mộ của 626 người tù chính trị đã chết trong nhà tù Ba Sao, Nam Hà giai đoạn 1975-1988. Và rất nhiều những người tù chính trị khác đã chết oan khiên trong ngục tù cộng sản.
Lời đầu
Lẽ ra, câu chuyện này phải được chúng ta kể cho nhau nghe một cách trọn vẹn. Tiếc rằng, vì một số lý do ngoài ý muốn, “người trong cuộc” (1) đã ngừng sự giúp đỡ tôi nên việc thu thập, tìm hiểu thông tin đã bị gián đoạn.
Hơn nữa, xuất phát từ nhu cầu an toàn cá nhân của nhân chứng, nỗi lo về sự can thiệp hầu phá vỡ sự bình yên, tôn nghiêm của ngôi Chùa - nơi đặt tấm bia thờ 626 người tù chính trị nên người viết đã phải rất cân nhắc khi chuyển tải thông tin đến bạn đọc. Nhưng tôi tin, câu chuyện dù không được kể trọn vẹn như mong muốn cũng sẽ khiến chúng ta thấy xót xa cho Thân phận quê hương. Một Thân phận quê hương được phản chiếu từ Thân phận của những người con Việt bị bức tử bằng cách này hay cách khác trong một giai đoạn khốc liệt, đau thương nhất của lịch sử.
Phần 1: Chuyến tàu vét
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, một trong những hành động đầu tiên mà chế độ cộng sản thực hiện là trả thù những người từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hầu hết những cựu quân nhân cán chính, những viên chức từng làm việc trong chính quyền VNCH, hoặc bị nghi ngờ thuộc thành phần này đều bị đưa đi “cải tạo”, nhưng thực chất là chịu lưu đày tại các nhà tù trên khắp cả nước. Một trong những nơi khét tiếng tàn bạo ở miền Bắc, từng giam cầm hàng ngàn cựu quân nhân cán chính VNCH là nhà tù Ba Sao, Nam Hà.
Con tàu cuối cùng chở tù chính trị từ Nam ra Bắc có cái tên rất thơ mộng: Sông Hương. Rời Sài Gòn ngày 18/4/1977, sau 2 ngày 3 đêm (2), tàu cập bến Hải Phòng, tiếp tục hành trình lưu đày tù ngục của 1200 con người thuộc “bên thua cuộc”.
“Chúng tôi, cứ hai người bị chung một chiếc còng. Vừa lên đất liền, hai bên đường đã có người dân Miền Bắc đợi sẵn. Họ ném gạch đá vào chúng tôi. Vừa ném, vừa chửi rủa, mạ lỵ rất thậm tệ. Nhiều người trong số chúng tôi bị ném trúng, vỡ đầu, chảy máu và thương tích”.
Đấy là lời kể của ông Nam, một trong những người tù bị đẩy ra Bắc trong chuyến tàu Sông Hương. Khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, ông Nam đang là thiếu úy quân đội VNCH. Chi tiết này cũng được Linh mục Nguyễn Hữu Lễ thuật lại trong cuốn hồi ký “Tôi phải sống”.
Từ Hải Phòng, số tù nhân này bị tách ra để chia rải rác cho các trại giam khác. Bài viết này xin chỉ đề cập tới những người tù ở Ba Sao, Nam Hà.
Không riêng gì những người tù Ba Sao, hầu như tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH đều bị bắt sau biến cố 30/4/1975. Một số bị đưa ra Bắc ngay thời kỳ đầu. Nhiều người khác bị giam cầm ở miền Nam sau vài năm mới bị chuyển ra Bắc, rồi lại trở ngược vào Nam để tiếp tục cuộc đời lao tù cho đến ngày chết, hoặc trở về khi sức cùng lực cạn.
Nhà tù Ba Sao lại “rộng cửa” đón thêm vài trăm người từ chuyến tàu vét Sông Hương, nơi đang đọa đày hơn 600 tù VNCH đã bị chuyển đến từ những chuyến tàu trước đó.
Tôi có dịp hỏi chuyện linh mục Nguyễn Hữu Lễ (ngài hiện đang sống tại New Zealand) và một nhân chứng khác (sống tại Sài Gòn), thì nhà tù Ba Sao thời bấy giờ chia làm 4 khu giam giữ.
Khu A: Giam cầm các thành phần thuộc viên chức chính phủ, dân biểu, nghị sĩ, sĩ quan cao cấp như thượng nghị sĩ Huỳnh Văn Cao, bộ trưởng Đàm Sỹ Hiến, Bộ trưởng Trần Ngọc Oành, tướng Lê Minh Đảo, ông Văn Thành Cao, tướng Nhu, tướng Trần Văn Chơn, ông Nguyễn Văn Lộc…, hay lãnh tụ Quốc dân đảng là ông Vũ Hồng Khanh.
Khu B: Giam những quân nhân cán chính, những người bị buộc tội “phản động” như linh mục Nguyễn Hữu Lễ, linh mục Nguyễn Bình Tỉnh...
Khu C: Giam tù hình sự miền Bắc.
Khu Mễ: Giam cầm những người bệnh tật, đau yếu. Trong khu Mễ lại có một khu “Kiên giam”. Khu “Kiên giam” dành cho các tù nhân bị kỷ luật với điều kiện giam giữ vô cùng khắc nghiệt. Đã có rất nhiều tù nhân chết trong khi bị “kiên giam”.
“Chúng tôi bị chuyển từ nhà tù miền Nam tới nhà tù Ba Sao miền Bắc trong chuyến tàu Sông Hương vào tháng 4/1977. Lúc ấy nhóm của tôi có 350 người ra đi từ trại Giaray tỉnh Xuân Lộc. Ở Ba Sao được 9 tháng, tôi bị chuyển lên trại Quyết Tiến còn gọi là “Cổng Trời” thuộc tỉnh Hà Giang, nằm sát ranh giới Trung Quốc. Một năm sau đó tôi về trại Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa. Mười năm sau, tức tháng 1/1987, tất cả tù chính trị miền Nam còn sót lại rải rác trong các trại miền Bắc được dồn hết về trại Ba Sao, Nam Hà, trong đó có tôi. Nhưng đội của tôi trước khi tôi rời Ba Sao ra đi nay đã chết quá phân nửa.
Tết năm đó có một đợt tha tù, được tổ chức rất ồn ào. Đến tháng 5/1987, tất cả số tù nhân từ miền Nam còn sót lại, được chuyển hết về Nam để ở tù tiếp. Chỉ còn “sót lại” 3 người ở miền Bắc, đó là linh mục Nguyễn Bình Tỉnh, anh Nguyễn Đức Khuân và tôi. Hầu hết họ đã chết. Chết vì tuyệt vọng, đói rét, suy kiệt, tiêu chảy, kiết lỵ và nhiều bệnh khác”.
Tác giả Bút ký “Tôi Phải Sống” bùi ngùi kể lại.
Tôi rùng mình tự hỏi, có bao nhiêu tù nhân chính trị đã chết trong suốt thời kỳ từ 1975 trở về sau?
Bao nhiêu ở nhà tù Ba Sao? Bao nhiêu ở Cổng Trời, Thanh Hóa, Phú Yên, Xuân Lộc, Xuyên Mộc, Hàm Tân, Bố Lá...?
Bao nhiêu người đã bị bách hại bởi chính người đồng bào ruột thịt mang tên “cộng sản”, và chết lặng câm ở khắp các nhà tù từ Bắc-Trung-Nam trên dải đất đau thương này?
Không ai biết chính xác, nhưng số người phải bỏ xác ở khắp các nhà tù hẳn không phải là con số ít.
Một ngày nào đó, chế độ cộng sản sẽ phải trả lời những câu hỏi này trước quốc dân đồng bào. Cũng như trả lại sự thật lịch sử cho Dân tộc này.
Phần 2: Tấm bia thờ 626 người tù chính trị
“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu Giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.
Một người anh, cũng là cựu tù chính trị hiện sinh sống tại Pháp đã nhắn tôi như thế. Tôi chưa bao giờ trải qua cảm xúc đặc biệt và đầy ám ảnh như lần này. Chuyện thật khó tin: Một trùm cai tù cộng sản dựng một tấm bia và Am thờ những người tù Việt Nam Cộng Hòa!
Câu dặn dò “em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé” làm tôi xót xa. Hình như tôi sắp làm một công việc rất khó khăn và cũng rất thiêng liêng. Hai chữ “các anh” không còn là cách xưng hô nữa mà là tiếng gọi gần gũi, thân thương của những người chung khát vọng. Chứ theo tuổi tác, họ là bậc cha chú của tôi- đứa nhóc Bắc kỳ sinh sau biến cố 1975.
Mãn án tù nhà (4), tôi lên đường.
Địa chỉ ngôi Chùa không chính xác nên tôi phải đi tìm hơn hai ngày mới đến nơi. Đó là một ngôi Chùa nhỏ, nằm khiêm tốn bên một con phố khá đông đúc. Sư trụ trì đi vắng, tôi lang thang cho hết thời gian rồi trở lại vào buổi chiều.
- Thưa thầy, con được người quen giới thiệu đến đây. Nghe nói nhà Chùa có đặt một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà?
Nghe tôi nhắc đến tấm bia, nét mặt thầy tái đi, không giấu được vẻ bối rối.
- Bác Thanh giới thiệu con đến đây.
Nhận ra người quen, sư thầy trở nên cởi mở hẳn.
Sư thầy kể rằng vài năm trước, cô Thu Hương (một Phật tử) đưa viên cựu Giám thị đến gặp sư thầy. Viên Giám thị trao cho sư thầy một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ năm 1975 đến 1988. Vị này ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong nhà Chùa để thờ cúng các hương linh. Đây không phải ngôi Chùa đầu tiên họ gõ cửa. Những ngôi Chùa trước đều từ chối vì sợ. Các vị sư trụ trì không muốn giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thờ người tù ngay trong Chùa.
- Có cách nào liên lạc với hai người ấy không thưa thầy?
- Khó lắm. Người Giám thị sau khi làm xong tấm bia thì không trở lại đây nữa. Chỉ có cô Thu Hương thời gian đầu vẫn hay tới Chùa tụng kinh và thắp hương cho 626 vị ấy. Nhưng kể từ khi đứa con trai 15 tuổi của Thu Hương bị tai nạn giao thông chết hai năm trước, cô ấy không tiếp xúc với ai nữa.
- Thầy có nghe nói đến ngôi Am thờ 626 vị này không?
Tôi hỏi, không giấu nổi vẻ hồi hộp khi chờ câu trả lời.
- Đúng là có cái Am thờ. Nhưng tôi chưa tới thăm bao giờ. Nghe nói nằm trong vùng đất của trại giam thì phải.
- Vậy ai có thể đưa con tới đó?
- Chỉ có người Giám thị và cô Thu Hương thôi. Nhưng Thu Hương thì như tôi vừa nói đấy, cô ấy buồn chán, tuyệt vọng từ ngày mất con nên không còn thiết chuyện gì. Còn người Giám thị thì từ đó không thấy trở lại nữa. Số điện thoại cũng đổi rồi.
Tôi bắt đầu nhìn thấy sự mịt mù phía trước.
Người giữ sổ sách đi vắng. Sư thầy hẹn tôi dịp khác trở lại, sẽ cho tôi xem danh sách 626 người tù. Thầy dẫn tôi xuống nhà linh, nơi đặt tấm bia.
Tôi cảm thấy rợn rợn khi bước chân vào Nhà linh, nơi đặt di ảnh của những người quá cố. Có mấy người đội khăn tang đang ngồi tụng kinh cho người thân mới qua đời.
Tìm mãi không thấy tấm bia đâu. Tôi bắt đầu lo. Sư thầy quả quyết rằng tấm bia đặt ở phòng này nhưng lâu ngày không nhìn lại nên ngài không nhớ chính xác vị trí nào.
- Ôi đây rồi! Sư thầy reo lên.
Tôi sững người lại. Vừa nhìn thấy tấm bia, nước mắt tôi ứa ra.
Tôi không xác định được cảm xúc của mình lúc đó. Vui vì đã “tìm thấy các anh”, như lời người anh đồng tù nhắn nhủ, hay buồn vì tôi lại chứng kiến thêm một nỗi đau đớn của quê hương?
Tôi lập cập lục tìm trong túi xách chiếc máy ảnh. Tôi hay bị lúng túng mỗi khi cảm xúc bị “quá độ”. Sư thầy dặn chỉ chụp tấm bia thôi, đừng để những di ảnh xung quanh lọt vào ống kính. Cảm giác tủi thân và xót xa khiến tôi không nói nổi tiếng “vâng” một cách rõ ràng.
Trước khi về, tôi gửi một ít tiền để sư thầy giúp việc nhang khói cho “các anh”. Tôi cầm theo nải chuối, mấy quả cam thầy vừa cho, chậm rãi cuốc bộ trên con phố. Tôi không khóc, nhưng cổ họng nghèn nghẹn và bước chân nặng nề.
Một tuần sau tôi trở lại Chùa. Sư thầy đi vắng. Vừa nghe tiếng tôi trong điện thoại, sư thầy nhận ra ngay:
- Chị Nghiên hả? Tiếc quá! Thầy đã hỏi người trông coi sổ sách của nhà Chùa rồi. Nhưng chị ấy nói là danh sách đã được hóa (4) đi từ hôm Rằm tháng bảy.
Tôi chết đứng người. Cố gắng lắm tôi mới thốt lên được một câu nghe như không phải giọng của mình.
- Sao lại đốt hả thầy, sao thế được?
- Thì nhà Chùa nghĩ là không cần dùng đến danh sách ấy nữa nên tiện dịp lễ Vu Lan thì hóa luôn cùng với áo mũ, vàng mã chị ạ.
- Thầy ơi! Thầy làm ơn kiểm tra lại giúp con với. Cái danh sách ấy... 626 người tù... thầy ơi, thầy làm ơn!
Tôi cố gắng trấn tĩnh để van lơn.
- Thầy không thể làm gì hơn chị Nghiên ạ. Chúng tôi sẽ hương khói đầy đủ cho các vị ấy.
Nói xong, sư thầy cúp máy.
Một cảm giác còn tệ hơn sự tuyệt vọng. Tôi ôm mặt ngồi thụp xuống giữa đường. Một đứa bé từ đâu chạy lại, trân trân nhìn tôi. Hình như bộ dạng tôi làm đứa bé sợ. Nó co chân chạy, không ngoái lại nhìn.
Bấy giờ tôi nhận thấy, có một thứ cảm xúc rất giống với nỗi buồn, rất giống với niềm tuyệt vọng. Nhưng không hoàn toàn như thế. Thứ cảm xúc thật khó gọi tên.
Tôi về nhà, lầm lỳ đến vài hôm.
Không thể dễ dàng bỏ cuộc được, tôi quyết định đi Nam Hà để tìm đến ngôi Am thờ. Người anh đồng tù buồn rầu bảo:
- Không có cô Thu Hương hay vị Giám thị dẫn đường, em không tìm được đâu.
Lần này thì tôi thật sự tuyệt vọng. Tấm bia, danh sách và Am thờ, tôi chỉ hoàn thành một phần ba công việc.
Tôi nghĩ đến người Giám thị.
Không biết vì lý do gì viên Giám thị lại làm một việc cấm kỵ và mạo hiểm như thế. Hơn ai hết, người này phải ý thức được mức độ nguy hiểm của việc mình làm, nhất là nếu thông tin bị lộ ra ngoài. Chắc chắn phải có một lý do sâu xa và rất đặc biệt để người này làm thế. Vì lợi nhuận ư? Không ai dại dột vì chút giá trị vật chất mà đánh đổi cuộc sống bình yên của mình. Vả lại, bản thân nghề cai tù đã là một cơ hội để làm giàu một cách rất an toàn.
Người anh đồng tù và bác Thanh lý giải rằng, niềm tin tâm linh đã thúc đẩy người Giám thị và cô Thu Hương làm như thế. Có thể người Giám thị sợ bị vong hồn của những người tù tìm đến hỏi tội chăng? Lý giải này không hẳn là vô lý. Tôi đã từng nghe và được biết những chuyện tương tự như thế khi còn trong nhà tù Thanh Hóa. Đã là cai tù, không ít thì nhiều, không chủ ý thì cũng bắt buộc phải dính vào tội ác. Song dù với lý do gì, thì hy vọng cũng có phần trăm nào đó của sự ăn năn, của chút lương tâm bị hối thúc.
Tôi vốn không mê tín, không tin chuyện dị đoan nhưng tin rằng luôn có một thế giới tâm linh đang nhìn ngó thế giới con người. Ước gì một ngày nào đó, duyên cớ run rủi để chúng ta được biết trọn vẹn câu chuyện về 626 người tù chính trị Ba Sao, Nam Hà. Chúng ta cần được biết về số phận của những người từng bị cộng sản bách hại để hiểu về một giai đoạn lịch sử đã tạo nên thân phận đau thương của dân tộc này.
29.03.2016 Phạm Thanh Nghiên
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016
BA SAO CHI MỘ
(Phần 1)
Xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm hương trước tấm bia không mộ của 626 người tù chính trị đã chết trong nhà tù Ba Sao, Nam Hà giai đoạn 1975-1988.
Và rất nhiều những người tù chính trị khác đã chết oan khiên trong ngục tù cộng sản.
LỜI ĐẦU
Lẽ ra, câu chuyện này phải được chúng ta kể cho nhau nghe một cách trọn vẹn. Tiếc rằng, vì một số lý do ngoài ý muốn, “người trong cuộc” (1) đã ngừng sự giúp đỡ tôi nên việc thu thập, tìm hiểu thông tin đã bị gián đoạn.
Hơn nữa, xuất phát từ nhu cầu an toàn cá nhân của nhân chứng, nỗi lo về sự can thiệp hầu phá vỡ sự bình yên, tôn nghiêm của ngôi Chùa - nơi đặt tấm bia thờ 626 người tù chính trị nên người viết đã phải rất cân nhắc khi chuyển tải thông tin đến bạn đọc. Nhưng tôi tin, câu chuyện dù không được kể trọn vẹn như mong muốn cũng sẽ khiến chúng ta thấy xót xa cho Thân phận quê hương. Một Thân phận quê hương được phản chiếu từ Thân phận của những người con Việt bị bức tử bằng cách này hay cách khác trong một giai đoạn khốc liệt, đau thương nhất của lịch sử.
Phần 1: Chuyến tàu vét
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, một trong những hành động đầu tiên mà chế độ cộng sản thực hiện là trả thù những người từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hầu hết những cựu quân nhân cán chính, những viên chức từng làm việc trong chính quyền VNCH, hoặc bị nghi ngờ thuộc thành phần này đều bị đưa đi “cải tạo”, nhưng thực chất là chịu lưu đày tại các nhà tù trên khắp cả nước. Một trong những nơi khét tiếng tàn bạo ở miền Bắc, từng giam cầm hàng ngàn cựu quân nhân cán chính VNCH là nhà tù Ba Sao, Nam Hà.
Con tàu cuối cùng chở tù chính trị từ Nam ra Bắc có cái tên rất thơ mộng: Sông Hương. Rời Sài Gòn ngày 18/4/1977, sau 2 ngày 3 đêm (2), tàu cập bến Hải Phòng, tiếp tục hành trình lưu đày tù ngục của 1200 con người thuộc “bên thua cuộc”.
“Chúng tôi, cứ hai người bị chung một chiếc còng. Vừa lên đất liền, hai bên đường đã có người dân Miền Bắc đợi sẵn. Họ ném gạch đá vào chúng tôi. Vừa ném, vừa chửi rủa, mạ lỵ rất thậm tệ. Nhiều người trong số chúng tôi bị ném trúng, vỡ đầu, chảy máu và thương tích”.
Đấy là lời kể của ông Nam, một trong những người tù bị đẩy ra Bắc trong chuyến tàu Sông Hương. Khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, ông Nam đang là thiếu úy quân đội VNCH. Chi tiết này cũng được Linh mục Nguyễn Hữu Lễ thuật lại trong cuốn hồi ký “Tôi phải sống”.
Từ Hải Phòng, số tù nhân này bị tách ra để chia rải rác cho các trại giam khác. Bài viết này xin chỉ đề cập tới những người tù ở Ba Sao, Nam Hà.
Không riêng gì những người tù Ba Sao, hầu như tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH đều bị bắt sau biến cố 30/4/1975. Một số bị đưa ra Bắc ngay thời kỳ đầu. Nhiều người khác bị giam cầm ở miền Nam sau vài năm mới bị chuyển ra Bắc, rồi lại trở ngược vào Nam để tiếp tục cuộc đời lao tù cho đến ngày chết, hoặc trở về khi sức cùng lực cạn.
Nhà tù Ba Sao lại “rộng cửa” đón thêm vài trăm người từ chuyến tàu vét Sông Hương, nơi đang đọa đày hơn 600 tù VNCH đã bị chuyển đến từ những chuyến tàu trước đó.
Tôi có dịp hỏi chuyện linh mục Nguyễn Hữu Lễ (ngài hiện đang sống tại New Zealand) và một nhân chứng khác (sống tại Sài Gòn), thì nhà tù Ba Sao thời bấy giờ chia làm 4 khu giam giữ.
Khu A: Giam cầm các thành phần thuộc viên chức chính phủ, dân biểu, nghị sĩ, sĩ quan cao cấp như thượng nghị sĩ Huỳnh Văn Cao, bộ trưởng Đàm Sỹ Hiến, Bộ trưởng Trần Ngọc Oành, tướng Lê Minh Đảo, ông Văn Thành Cao, tướng Nhu, tướng Trần Văn Chơn, ông Nguyễn Văn Lộc…, hay lãnh tụ Quốc dân đảng là ông Vũ Hồng Khanh.
Khu B: Giam những quân nhân cán chính, những người bị buộc tội “phản động” như linh mục Nguyễn Hữu Lễ, linh mục Nguyễn Bình Tỉnh...
Khu C: Giam tù hình sự miền Bắc.
Khu Mễ: Giam cầm những người bệnh tật, đau yếu. Trong khu Mễ lại có một khu “Kiên giam”. Khu “Kiên giam” dành cho các tù nhân bị kỷ luật với điều kiện giam giữ vô cùng khắc nghiệt. Đã có rất nhiều tù nhân chết trong khi bị “kiên giam”.
“Chúng tôi bị chuyển từ nhà tù miền Nam tới nhà tù Ba Sao miền Bắc trong chuyến tàu Sông Hương vào tháng 4/1977. Lúc ấy nhóm của tôi có 350 người ra đi từ trại Giaray tỉnh Xuân Lộc. Ở Ba Sao được 9 tháng, tôi bị chuyển lên trại Quyết Tiến còn gọi là “Cổng Trời”thuộc tỉnh Hà Giang, nằm sát ranh giới Trung Quốc. Một năm sau đó tôi về trại Thanh Cẩm , tỉnh Thanh Hoá . Mười năm sau, tức tháng 1/1987, tất cả tù chính trị miền Nam còn sót lại rải rác trong các trại miền Bắc được dồn hết về trại Ba Sao, Nam Hà, trong đó có tôi. Nhưng đội của tôi trước khi tôi rời Ba Sao ra đi nay đã chết quá phân nửa.
Tết năm đó có một đợt tha tù, được tổ chức rất ồn ào. Đến tháng 5/1987, tất cả số tù nhân từ miền Nam còn sót lại, được chuyển hết về Nam để ở tù tiếp. Chỉ còn “sót lại” 3 người ở miền Bắc, đó là linh mục Nguyễn Bình Tỉnh, anh Nguyễn Đức Khuân và tôi. Hầu hết họ đã chết . Chết vì tuyệt vọng, đói rét, suy kiệt, tiêu chảy, kiết lỵ và nhiều bệnh khác”.
Tác giả Bút ký “Tôi Phải Sống” bùi ngùi kể lại.
Tôi rùng mình tự hỏi, có bao nhiêu tù nhân chính trị đã chết trong suốt thời kỳ từ 1975 trở về sau?
Bao nhiêu ở nhà tù Ba Sao? Bao nhiêu ở Cổng Trời, Thanh Hóa, Phú Yên, Xuân Lộc, Xuyên Mộc, Hàm Tân, Bố Lá...?
Bao nhiêu người đã bị bách hại bởi chính người đồng bào ruột thịt mang tên “cộng sản”, và chết lặng câm ở khắp các nhà tù từ Bắc-Trung-Nam trên dải đất đau thương này?
Không ai biết chính xác, nhưng số người phải bỏ xác ở khắp các nhà tù hẳn không phải là con số ít.
Một ngày nào đó, chế độ cộng sản sẽ phải trả lời những câu hỏi này trước quốc dân đồng bào. Cũng như trả lại sự thật lịch sử cho Dân tộc này.
(Còn tiếp)
Chú thích:
(1): Người trong cuộc: Những người đã giúp đỡ tôi có được thông tin để viết bài viết này. Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.
(2) Hai ngày ba đêm: Dựa vào lời kể của nhân chứng và qua hồi ký “Tôi phải sống” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
BỘ CHÍNH TRỊ LẠI DIỄN TUỒNG NỮA RỒI: Bùi Quang Vơm Mấy ngày liền, trên tất cả các báo mạng tự do, dư luận hầu như tập trung hoàn toàn vào vụ án án Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập Anhbasam. Đây là tờ báo nổi tiếng nhất trong làng báo tự do và có lượng độc giả được xem là lớn nhất, cả độc giả trong nước và nước ngoài. Việc xử một vụ án như vậy tất nhiên sẽ là một sự kiện, và chắc chắn, xử ngày nào và xử như thế nào, không thể là chuyện ngẫu hứng. Người ta chưa thể quên, vụ xử anhbasam Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự cũng đã được dọa đưa ra ngày 19/01/2015, trước ngày Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 hai ngày. Lần này, trước vụ xử hai ngày, Quốc hội 13 họp lần cuối cùng. Không thể không tự hỏi, liệu có phải chuyện vô tình không ? Giàn khoan HD981 được Trung Quốc đưa vào bên trong hải phận của Việt Nam tháng 05/2014 đã khiến Hà Nội cuống cuồng, nháo nhác, dư luận thế giới náo loạn. Trong khi mọi con mắt đổ dồn vào chỗ giàn khoan, thì Trung Quốc lẳng lặng làm ở một chỗ khác, đó là việc bồi lấp Trường Sa, biến các rạn san hô thành đảo, là việc kéo tên lửa và làm đường băng dài hơn 3000m cho máy bay quân sự... Hai tháng sau, khi cuộc cãi vã bắt đầu bớt ầm ĩ, thì Trường Sa đã xong và thành việc "đã rồi", không thể xoay chuyển được nữa. Trung Quốc tuyên bố "đã khảo sát xong" và rút. Và Việt Nam tuyên bố đã giành thắng lợi bằng "sự sáng suốt của đảng". Ở Trung Quốc còn có chuyện, một tên đạo chích muốn ăn trộm táo trong vườn một phú gia, đã ném lửa đốt nhà. Trong khi mọi người cuống quýt đổ xô dập lửa, hắn ung dung hái trọn cây táo, rồi lại xăm xắn hò hét vào cứu lửa giúp chủ nhà. Những trò này, Tôn Tử gọi là thuật dương đông kích tây, còn dân "mổ" (ăn cắp) gọi là thuật "nhìn rau gắp thịt", còn những nhà ảo thuật thì gọi là thuật thôi miên. Nói chuyện tưởng xa xôi, lạc đề mà không phải. Nếu cái chuyện xử anhbasam không phải là vô tình. Người ta đang muốn che mắt chúng ta. Vậy thì phía sau tất có chuyện mờ ám, vụng trộm, hay bất chính gì đó. Chúng ta thử xem có thật thế không ? Theo quy định, nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 sẽ kết thúc vào gần giữa năm 2016. Đến ngày 22/5, cử tri cả nước sẽ đi bầu Quốc hội khóa 14. Đến tháng 7, Quốc hội khóa mới sẽ họp, bầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng. Sau khi được bầu, Thủ tướng sẽ trình giới thiệu các nhân sự bộ trưởng và Quốc hội sẽ phê chuẩn, kết quả sẽ công bố vào ngày 11/6/2016. Thế nhưng, "vì Đảng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của đất nước, trong đó có lãnh đạo về công tác nhân sự cho nên công tác cán bộ là công tác của Đảng (lời ông Lê Văn Cuông, Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa). Vì vậy : Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu kín để bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm tân Chủ tịch Quốc hội vào ngày 31/3. Chủ tịch Quốc hội mới sẽ bãi nhiệm Chủ tịch nước cũ. Sáng thứ Bảy 2/4, Quốc hội Việt Nam sẽ bầu Chủ tịch nước. Chủ tịch nước mới sẽ là ông Trần Đại Quang, ông này sẽ bãi nhiệm Thủ tướng cũ và đề cử Thủ tướng mới. Đến ngày 7/4, Quốc hội bầu Thủ tướng mới, mà ứng viên là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" (VnExpress.net). Theo luật, những chức vụ này vẫn phải ứng cử đại biểu quốc hội khóa tới, khóa 14, tổ chức vào ngày 20/05/2016. Như vậy có thể nói, đây chỉ là một chính phủ lâm thời, hay chính phủ chuyển tiếp. Điều đáng nói là, bằng mọi cách, Quốc hội mới phải bầu đúng những con người ấy, tên tuổi ấy vào đúng những vị trí đã xếp đặt ấy. Đấy là nhiệm vụ và cũng là cơ hội chứng tỏ "năng lực" của tân Chủ tịch Quốc hội. Chưa là đại biểu Quốc hội đã là Chủ tịch Quốc hội, chưa là đại biểu Quốc hội đã là Chủ tịch nước, và chưa là đại biểu Quốc hội đã là Thủ tướng. Đúng là "có đất nào như đất này không" ? Đây quả là chuyện ngược đời, là chuyện "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông", chỉ có thể có dưới một chế độ cũng phải rất ngược đời, chân lộn lên đầu, giống loài tôm... Nhưng chuyện ngày mai không phải chuyện hôm nay. Những cái đầu giỏi mưu lược nhất cũng không thể lường được hết mọi chuyện. Mọi âm mưu đều có thể thất bại. Tất cả họ phải trước hết trúng đại biểu Quốc hội 14 đang ở vòng hiệp thương lần hai. Nếu những người này không lọt vào danh sách ứng cử ? Khả năng này có xác suất thấp, vì hiệp thương là công cụ trong tay đảng. Nhưng, nếu lọt vào danh sách, mà không trúng cử ? Những người này là những ứng cử viên được trung ương gửi xuống các địa phương. Trong một danh sách thường rất dài, mà số đông các ứng viên thường vô danh, thành tích không mấy tiếng tăm, thì các ứng viên được gửi từ trung ương, chức vụ rất oai, thường chiếm lợi thế. Ít người bị gạt bỏ. Nhưng thời thế có thể đã không như trước. Trong tình cảm oán ghét chế độ tham nhũng và cửa quyền, người dân đã biết được rằng, những nhân vật gửi từ trung ương xuống là những tên có quyền chức cao nhất, chính là tham nhũng nhất, cần phải gạch bỏ. Nên dù là có chuẩn bị trước, vận động trước, thậm chí quà cáp trước, hay hứa hẹn trước, cũng chẳng ai dám quả quyết được là những vị này sẽ đắc cử. Tuy nhiên, vẫn có thể hóa giải bằng trò gian lận phiếu như thường vẫn làm. Và nếu trúng cử nhưng không đủ uy tín để được bầu vào đúng các chức vụ đó ? Trong mấy vị mới, ông Trần Đại Quang khó đắc cử Chủ tịch nước, dân Việt đã quá ghét công an và nhất là Nguyễn Xuân Phúc, khả năng được bầu Thủ tướng là quá thấp, vì dân người ta bảo nhau là ông này còn tham nhũng hơn cả ông Dũng. Như vậy, tất cả chỉ là lâm thời, từ Quốc hội, từ Chủ tịch nước đến Thủ tướng chính phủ chỉ là tạm thời. Chỉ là do đảng muốn. Nhưng đảng là ai, là người nào, tên là gì, e rằng dân cũng biết cả rồi. Tại sao phải làm cái trò khôi hài lố bịch nhưng lại có vẻ rất gấp gáp này ? Cả một khối trí tuệ có thừa của cả 19 cái đầu tinh hoa nhất của đảng, nếu có thể đưa ra một quyết định như vậy, thì khó có thể cho là chuyện tầm phào. Nhưng ký do phía sau thực là cái gì ? Có thể thấy, chuyện "cố đấm ăn xôi" này chủ yếu là nhằm vào ông Dũng. Nhưng muốn thay ông Dũng thì phải do Chủ tịch nước miễn nhiệm, nên phải bầu Chủ tịch mới. Nhưng Chủ tịch nước cũ phải do Quốc hội mới bãi nhiệm, nên lại phải bầu Quốc hội mới, thành ra đành "kéo giỗ làm chạp". Việc muốn làm nhỏ mà ra quá ồn ào. Có người nói, chỉ do ông Trọng cay cú cái vụ khóc lóc mất thể diện ở Hội nghị trung ương 6, bây giờ muốn trả miếng. Nếu thực là vậy thì ra ông Trọng sắp thành Hitler hay sao, và cả 18 cái đầu còn lại là loại đầu gì, người gì. Sao mà tin được. Chắc không thể là chuyện cá nhân ông Trọng. Ông Dũng đang có chuyện ? Có thể lắm. Sau những cay đắng từ Đại hội 12, có thể có một sự phản tỉnh. Có tin Nguyễn Minh Triết sắp được rút khỏi Tỉnh đoàn và Ban chấp hành tỉnh ủy Bình Định, nếu đúng vậy thì chuyện sẽ không chỉ dừng ở cậu con trai út này, mà chỉ là bắt đầu. Ông còn một cô con gái giàu sụ và cậu trưởng đang là bí thư Kiên Giang. Tư Liêm và Tư Thắng thì lặn không sủi tăm rồi... Có thể ông Dũng đã có hành vi lật lại ván cờ, khi đang còn quyền lực. Nhưng không loại trừ khả năng cả ba ông Sang, Hùng Dũng đều không làm đơn xin từ nhiệm. Và chuyện ông Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng không cần phải có đơn xin từ nhiệm, Quốc hội có thể miễn nhiệm, là chuyện xằng bậy. Đó là chuyện vi hiến. Quốc hội 13 bầu ra các chức danh đó, là ý chí và danh dự của cả 500 đại biểu và sau những đại biểu này là 94 triệu dân. Nếu không vì những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, chỉ có Quốc hội 14 mới có quyền miễn nhiệm do mãn nhiệm, để bầu cho các ứng viên mới. Đây là dấu hiệu của khủng hoảng. Việc bất chấp hiến pháp của bộ chính trị, hay chỉ là của một vài cá nhân trong bộ chính trị chắc chắn đang báo trước một cơn bão. Mây đang vần vũ rồi, chỉ còn đợi gió nổi lên nữa thôi. Một khả năng khác là nỗi lo sợ về một Quốc hội 14 không đúng thiết kế. Xu thế dân chủ đã bùng nổ. Nhận thức của dân chúng cử tri đã đạt tới sự bùng nổ khó đoán trước. Số ứng cử viên tự do có thể không đạt tới dự kiến, nhưng nhận thức về quyền của dân và về thực chất của chế độ có thể đã đạt tới cách mạng. Sẽ có sự tẩy chay tổng thể. 197 ứng viên trung ương gửi xuống sẽ không được bầu, và rối loạn sẽ xảy ra. Hoặc sẽ có sự cưỡng đoạt bằng bạo lực, hoặc phải giải tán Quốc hội. Sẽ dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cùng với điều này, những cái vẫn âm ỉ trong lòng chế độ, phía dưới mọi sự kiện sẽ bật dậy, và sự thay đổi cách mạng sẽ phải xảy ra. Nhưng một khả năng mà nhiều người quan sát nhận định là chuyện ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh không muốn ông Dũng là người có vai trò quan trọng nhất trong chuyến thăm có thể có ý nghĩa lịch sử của Tổng thống Mỹ Obama. Ngoài lý do tranh công, nghĩa là tiến bộ trong quan hệ Việt Mỹ là do sự "lãnh đạo sáng suốt của đảng", tức cũng là của ông Trọng, không phải của ông Dũng. Còn có chuyện một tập quán đã trở thành nguyên tắc, rằng một người đã không còn vai trò, thì không được quyền đại diện, trong khi, nguyên tắc đảng lãnh đạo không cho phép một người không còn là ủy viên bộ chính trị có thể có vai trò quyết định bên ngoài sự kiểm soát. Chưa kể, chính bộ chính trị cũng không biết chắc được Nguyễn Tấn Dũng khi trực tiếp mời Obama, có "cái gì" không. Nhưng cái chuyện đối phó với ông Dũng có vẻ quá thô thiển, không hợp với truyền thống, cũng khiến người ta nghĩ đến Trung Nam Hải. Việc tiến đến gần nhau của hai phía Việt Mỹ sẽ làm cho giấc mộng Trung Hoa đặt trước nguy cơ phá sản, ít nhất trên biển Đông. Các hiệp định hợp tác an ninh bảo vệ chế độ và ý thức hệ Mác Lênin cho phép Trung Nam Hải can dự được vào an ninh của chế độ cộng sản Việt Nam. Một hồ sơ tình báo tuyệt mật về một âm mưu do Trung Nam Hải dựng lên, được chuyển cho hệ thống an ninh chính trị đảng cộng sản Việt Nam vưà được giải mã, khiến bộ chính trị tê liệt vì hoang mang, và bị buộc phải hành độngtheo gợi ý của đảng anh em. Một kịch bản tương tự như vậy rất có thể là có thật, vì hành xử theo kiểu này không hề mâu thuẫn với bản tính thực dụng và bất chấp đạo đức của những người cộng sản. Đặc biệt là người Trung Quốc".Mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột". Chúng ta, những người xem diễn tuồng, chỉ có thể tự suy diễn từ những gì trông thấy trên sân khấu, vì làm sao biết những gì khuất phía sau. Chỉ nhờ ơn trời các diễn viên diễn thật tồi, để có thể hiểu đôi chút, ngược lại nếu giàn diễn là những siêu sao, thì đành chịu, chỉ có thể đoán mò. Nhưng có một điều chúng ta đã đúng là từ Đại hội 12, cái đảng gọi là đảng cộng sản Việt Nam đúng không còn là chính nó nữa, không bao giờ nữa. Nó đang buộc phải thay đổi. Như ông dân biểu nước Cộng hòa Liên bang Đức Martin Patzelt vừa sang xin chính quyền Việt Nam được dự phiên tòa xử Anhbasam Nguyễn Hữu Vinh mà Chính quyền từ chối (Thật xấu hổ cho nền văn hóa Việt.). Chính Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu quốc hội cũng phải nói rằng "tôi thấy không thể chấp nhận được". Ông Martin Patzelt đã từng sống dưới thời cộng sản ở Cộng hòa Dân chủ Đức và là người đã đấu tranh cho một nước Đức thống nhất, dân chủ như ngày hôm nay. Ông nhắn tới những người cộng sản Việt Nam rằng : "Hãy cần một sự thay đổi, nếu những người lãnh đạo Việt Nam không muốn đến lúc chính họ là người thua cuộc. Việc đảm bảo quyền tự do cho công dân, là việc hết sức cần thiết để tồn tại đất nước Việt Nam giàu mạnh". Chính chúng ta cũng đã nói đúng như vậy, không phải một lần. Paris, 25/03/2016 Bùi Quang Vơm ....... Anhbasam Nguyễn Hữu Vinh bị 5 năm tù giam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước", theo điều 258 Bộ Luật Hình sự
Phiên Tòa cộng sản kết án 5 năm đối với Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm tù giam đối với chị Nguyễn Thị Minh Thúy chỉ vì cổ võ cho quyền tự do ngôn luận. Chạnh lòng nghĩ tới Blogger ẩn danh Nguyễn Ngọc Già (Nguyễn Đình Ngọc) cũng đang trong cảnh ngục tù. Cuộc chiến truyền thông giữa một bên là "lề đảng" với một bên là "lề dân" đang ngày càng khốc liệt. Không có truyền thông nói láo, thì dù quân đội, công an có mạnh đến đâu chế độ cũng rụng. Tiêu chí “sự thật” không có đất sống trong nền báo chí cộng sản.Trong một diễn biến khác: Tên côn an xã đánh chết thiếu niên Tu Ngọc Thạch chỉ phải lĩnh án 8 năm 6 tháng tù giam. Tên sát nhân không phải chịu trách nhiệm đúng như tội ác hắn gây ra. Hắn giết người nhưng "được" kết án với hai tội danh “cố ý gây thương tích” và “bắt người trái pháp luật”. Đấy là những phiên tòa cộng sản. (Hình 1: Anh Vinh và chị Thúy (nguồn Vietnamnet) Hình 2: Anh Nguyễn Ngọc Già, nguồn: Dân Làm Báo)
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016
Mỹ bày “hoa súng trên Biển Đông” làm bàn đạp trị Trung Quốc
VietTimes -- Mới đây, Philippines và Mỹ đã ký kết hiệp định, cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines theo hình thức đồn trú luân phiên. Các chuyên gia dự đoán, chuỗi căn cứ quân sự "hoa súng trên biển" này của Mỹ sẽ gây sức ép lớn về tâm lý cho Trung Quốc. Đắc Quang - /Trung Quốc thực sự tức giận khi Mỹ hợp tác với Philippines trong lĩnh vực quân sự5 căn cứ mở đường cho Mỹ áp sát đảo Hải NamHiệp định được ký kết giữa hai nước lần này đồng nghĩa với việc phán quyết phê chuẩn cho quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines của tòa án tối cao Philippines này trước đó được chính thức thực thi. Theo Hiệp định tăng cường hợp tác phòng ngự giữa hai nước Philippines và Mỹ, 5 căn cứ quân sự mà Philippines mở cửa cho Mỹ là căn cứ không quân Basa thuộc phía Bắc Manila, căn cứ lục quân Magsaysay ở Palayan, căn cứ không quân Lumbia ở đảo Mindanao và căn cứ không quân Mactan-Benito Ebuen ở tỉnh Cebu.5 căn cứ quân sự Philippines cho phép Mỹ triển khai lực lượng.Điều đáng nói là, số lượng căn cứ quân sự mà Mỹ quyết định đồn trú (5 căn cứ) ít hơn số căn cứ quân sự mà phía Philippines chủ động đưa ra (8 căn cứ). Theo người phát ngôn của quân đội Philippines, nước này đồng ý cung cấp 5 căn cứ không quân, 2 căn cứ hải quân và một căn cứ huấn luyện dã chiến dành cho lục quân. Trong đó, 3 căn cứ quân sự ở đảo Luzon thuộc miền Bắc Philippines và 2 căn cứ quân sự thuộc đảo Palawan đều nhìn thẳng ra biển Đông, dụng ý lựa chọn các căn cứ quân sự này của Philippines hết sức rõ ràng. Tuy nhiên dường như Mỹ không toàn toàn nghe theo nguyện vọng của Philippines để hành xử. Quan sát một số căn cứ quân sự bị Mỹ loại ra có thể thấy, các căn cứ hải quân và bến cảng mà Philippines cung cấp đều “bị loại”. Sở dĩ như vậy là do hiện tại hải quân Mỹ đã sở hữu điểm tiếp tế quan trọng tại Singapore, tàu chiến đấu ven biển tinh nhuệ được triển khai tại đây. Trong khi đó, căn cứ hải quân Subic là căn cứ được Lầu Năm góc coi trọng nhất, hiện tại Mỹ áp dụng phương thức giao quyền vận hành cho các công ty theo mô hình thương mại, thực tế đã đưa vào sử dụng, do đó không cần thiết phải gây ầm ĩ, ảnh hưởng mối quan hệ giữa Mỹ và các nước lớn tại châu Á – Thái Bình Dương. Còn những căn cứ hải quân khác mà Philippines cung cấp đều tồn tại những vấn đề như cơ sở hạ tầng lạc hậu, điều kiện không phù hợp, muốn vào đồn trú tại đó, Mỹ sẽ phải đầu tư xây dựng rất nhiều. Mỹ: "Một vốn bốn lời"So với tàu chiến mỗi lần tuần tra trên biển sẽ mất vài tuần, Mỹ coi trọng việc nâng cao hiệu quả tác chiến của các chiến cơ Mỹ khi coi Philippines là điểm đỗ. Ví dụ eo biển Bashi của Philipinnes nhìn sang Đài Loan được dư luận coi là tuyến đường tắt để tàu ngầm Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, tuy nhiên nếu máy bay tuần tra P-8A của Mỹ xuất phát từ căn cứ không quân ở Okinawa của Nhật Bản hay đảo Guam xa xôi và bay sang biển Đông, riêng thời gian bay trên đường cả đi và về đã mất mấy tiếng đồng hồ. Nếu trực tiếp cất cánh từ Philippines, không những có thể có mặt ngay tại hiện trường, mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí nhiên liệu, thời gian tuần tra trên không phận mục tiêu cũng lớn hơn rất nhiều. Trong các căn cứ quân sự của Philippines mà Mỹ chuẩn bị sử dụng, căn cứ khiến Trung Quốc “dị ứng” nhất là căn cứ không quân Antonio Bautista thuộc tỉnh Palawwan, sở hữu đường băng dài 2.600m. Từ năm 1976 trở lại đây, Philippines đã cử máy bay vận tải C-130, máy bay trinh sát OV-10 ra quần đảo Kalayaan (tên Philippines gọi một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV), các máy bay này đều cất cánh từ đây. Sức hấp dẫn nhất của căn cứ không quân Antonio Bautista đối với Mỹ là căn cứ này nằm giữa Singapore và căn cứ Okinawa của Mỹ tại Nhật Bản, đồng thời nhìn thẳng ra biển Đông, là bàn đạp lý tưởng để máy bay săn tàu ngầm của hải quân Mỹ tiến vào phía Trung bộ của biển Đông, thậm chí là áp sát đảo Hải Nam để triển khai các hoạt động trinh sát.Một góc trong căn cứ không quân Antonio Bautista của PhilippinesCăn cứ không quân Antonio Bautista là một trong những cơ sở chiến lược ở đảo Palawan. Tờ Philstar của Philippines cho biết, căn cứ này cách đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khoảng 300 km về phía Đông. Hồi tháng 9/2015, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây đường băng trên bãi đá này. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cảnh báo những bãi đất phía Bắc, Tây và Nam ở đá Vành Khăn sau khi cải tạo đã được nối liền và gia cố bằng kè bờ. Trung Quốc cũng mở rộng lối vào ở phía nam, nên nước này có thể sẽ biến nơi đây trở thành một căn cứ hải quân. Do đó, trước sự kiện Mỹ được triển khai lực lượng đến căn cứ Antonio Bautista, nhà phân tích Jan van Tol - cựu đại úy hải quân Mỹ khẳng định, căn cứ quân sự này “giúp quân đội Mỹ tiến gần hơn đến khu vực mà Trung Quốc đang thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền sai trái của họ, điều mà chúng ta khẳng định là những hoạt động bất hợp pháp”. Tuy nhiên, những căn cứ không quân này của Philippines cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Do một thập kỷ qua Philippines không có máy bay chiến đấu phản lực, hầu hết các thiết bị ở những căn cứ quân sự này đều đã lỗi thời. Quân đội Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp 3 căn cứ không quân để máy bay chiếu đấu siêu thanh có thể sử dụng. Theo lời của đại diện quân đội Philippines, năm 2016, căn cứ không quân ở vịnh Subic sẽ hoàn thành việc nâng cấp, căn cứ không quân Basa sẽ hoàn thành việc nâng cấp vào năm 2017, căn cứ không quân Antonio Bautista sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2018. Căn cứ Bautista vốn là căn cứ quân sự tuyến hai của lực lượng không quân Philippines, đường băng được Mỹ xây dựng từ thời chiến tranh Việt Nam, cơ sở hạ tầng trong căn cứ này đều đã xuống cấp, không thể phù hợp với các máy bay tầm trung và lớn như C-130. Trong khi đó, các loại hình máy bay của Mỹ dự định đồn trú tại đây là những máy bay loại lớn tiên tiến như P-3C, P-8A, C-130. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát không lưu của căn cứ Bautista không thể liên hệ một cách hiệu quả với các thiết bị thông tin vô tuyến điện UHF, VHF của quân đội Mỹ, tất cả những thiết bị này đều cần sự hỗ trợ của Mỹ. Căn cứ lục quân duy nhất của Philippines được Mỹ sử dụng là căn cứ Magsaysay ở Palayan, chủ yếu là trường huấn luyện quân sự và bắn đạn thật cho quân đội Philippines và quân đội đồng minh của Mỹ, hiện trực thuộc Bộ tư lệnh huấn luyện lục quân của Philippines. Sau năm 2012, chính phủ Philippines sử dụng nguồn kinh phí tài trợ về quân sự của Mỹ, cải tạo ở phạm vi nhỏ đối với căn cứ lục quân này, đặc biệt là sửa lại đường sá, khiến các trang bị vũ khí có thể được vận chuyển dễ dàng hơn, đồng thời còn khoanh vùng vào đường bờ biển của đảo Luzon, tiện cho các hoạt động đổ bộ lưỡng cư. Báo chí Philippines đã từng tự hào tuyên bố nó là “căn cứ quân sự lớn nhất châu Á”. Cuộc tập trận “Vai sánh vai” được tổ chức hàng năm giữa Mỹ và Philippines chủ yếu diễn ra tại đây. Mỹ ngắm chuẩn căn cứ quân sự này vì nó vừa có rừng, vừa có đường đồi núi, đường bờ biển, thậm chí là địa hình hoang mạc, có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực tác chiến trong môi trường phức tạp của quân đội Mỹ. Trung Quốc “đỏ mắt” với chuỗi căn cứ quân sự “hoa súng trên biển” của MỹTrước sự hoan hỷ của Mỹ và Philippines khi hiệp định mở cửa 5 căn cứ quân sự của Philippines cho Mỹ được ký kết, ngày 21/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Thời gian gần đây Mỹ luôn lôi cái gọi là quân sự hóa biển Đông để gây chuyện, liệu họ có giải thích được rằng, hành vi tăng cường triển khai các hoạt động quân sự trên biển Đông và khu vực lân cận có được gọi là quân sự hóa hay không?!”Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản triển khai sức chiến đấu trên vùng biển của Philippines.Ông Vương Hiểu Bằng – Nghiên cứu viên các vấn đề về biển của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, đứng trên góc độ chiến lược, Mỹ mong muốn xây dựng các căn cứ quân sự của Philippines thành căn cứ quân sự uy hiếp ở tuyến đầu. Một điểm hết sức quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là nâng cao năng lực uy hiếp của Mỹ ở tuyến đầu. Tương lai nếu muốn triển khai các hành động ở vùng biển lân cận Philippines hoặc vùng biển trên biển Đông thì Mỹ cần một căn cứ quân sự gần những vùng biển này hơn. Trước đây máy bay Mỹ muốn bay sang biển Đông thì phải cất cánh từ căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa (Nhật Bản) hoặc đảo Guam, hiện tại Mỹ hoàn toàn có thể cất cánh từ căn cứ không quân của Philippines, từ đó nâng cao năng lực uy hiếp ở tuyến đầu cho Mỹ. Xét trên góc độ chiến thuật, Mỹ mong muốn xây dựng căn cứ quân sự của Philippines thành “căn cứ hoa súng” loại nhỏ, giống như chú ếch xanh có thể nhảy đi nhảy lại qua các bông hoa súng trong hồ nước, hết sức linh hoạt, tiện lợi và hiệu quả, giúp máy bay Mỹ có thể “nhảy” linh hoạt qua các căn cứ quân sự khác nhau. Đồng thời liên kết các căn cứ quân sự khác của Mỹ trong khu vực, chiến cơ Mỹ có thể “nhảy” dễ dàng, mục đích là có thể xử lý linh hoạt các sự kiện địa chính trị. Vương Hiểu Bằng chỉ ra rằng, Mỹ mong muốn thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của mình bước sang giai đoạn mới, tái tạo hệ thống đồng minh của Mỹ. Ngoài những nước đồng minh gạo cội như Nhật Bản, Mỹ đã thuyết phục được cả Philippines, dần dần sẽ khiến nhiều quốc gia mô phỏng cách làm của Philippines, từ đó cùng Mỹ triển khai chiến lược, chiến thuật hợp tác có chiều sâu. Đồng thời, Mỹ dùng những căn quân sự này để gây sức ép về tâm lý với Trung Quốc. Đ.Q