Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Obama thăm VN: Báo nước ngoài nói gì?

  • 7 giờ trước
ImagecopyrightREUTERS
Image captionÔng Obama chuẩn bị lên đường công du đến Việt Nam và Nhật Bản
Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama theo dự kiến sẽ tới Hà Nội vào đêm 22, rạng sáng 23/05 trong chuyến thăm ba ngày.
Một số hãng thông tấn và báo nước ngoài đưa tin và bình luận về chuyến thăm của ông.

Associated Press

Trong bối cảnh nợ công chồng chất và ngân sách thâm hụt nghiêm trọng cùng với việc Trung Quốc có động thái hung hăng trong việc tuyên bố chủ quyền biển thì cũng có hy vọng nhiều về chuyến thăm của ông Obama.
Hy vọng này là từ cả phía chính phủ [Việt Nam] muốn ông dỡ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí để Việt Nam có thể đối phó với Bắc Kinh tốt hơn và từ các nhà hoạt động nhân quyền muốn ông nói với nhà nước một đảng về thực trạng mạnh tay với giới chỉ trích.
Kỳ vọng có thể là quá nhiều cho bất kỳ các tuyên bố lớn nào trong chuyến đi của ông Obama. Nhưng việc ông dành thời gian thăm Việt Nam vào năm cuối của nhiệm kỳ là điều đánh tín hiệu quan trọng trong chính quyền của ông trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường tập trung vào châu Á nói chung và đặc biệt là chủ động đối phó với hành động lấn lướt của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.
Ông Obama phải cân bằng được việc muốn hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á như Việt Nam trong lúc họ muốn đối phó với Trung Quốc trước tranh chấp chủ quyền biển và những lo ngại về việc tạo căng thẳng với Bắc Kinh về việc hỗ trợ này, cũng như việc Việt Nam miễn cưỡng cải thiện hồ sơ nhân quyền đầy tỳ vết.

Reuters

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionHồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam là một trong những vấn đề dư luận quan tâm
Sức ép gia tăng với ông Obama trong việc dùng chuyến đi cột mốc này để gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã áp dụng 32 năm qua với Hà Nội, một trong các rào cản thời chiến cuối cùng.
Việc bỏ lệnh cấm vận này, điều mà Việt Nam mong mỏi từ lâu, sẽ làm Bắc Kinh tức giận và khiến Bắc Kinh khó chịu với Hoa Kỳ trong nỗ lực của Washington thiết lập quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với các nước nhỏ hơn hiện có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Nhưng hiện chưa có tuyên bố cuối cùng từ Hoa Kỳ về chủ đề này.
Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam vẫn có thế là một điểm gây cản trở nhưng chính quyền Obama dường như ngả theo hướng cho Hà Nội cơ hội nào đó để răn đe Trung Quốc.
"Điều chúng tôi muốn cho thấy trong chuyến đi này là việc nâng cấp đáng kể trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,” Phó cố vấn An ninh của ông Obama là Ben Rhodes nói với các phóng viên mới đây.
Trong khi Việt Nam muốn quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, một số quan chức Việt Nam nghi ngại rằng Hoa Kỳ tìm cách tạo ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ một đảng cai trị.
Ông Obama cũng lên kế hoạch gặp các nhân vật bất đồng chính kiến trong bối cảnh chính phủ mạnh tay với họ.

AFP

Image copyrightAFP
Image captionNgười Việt Nam chờ đợi chuyến đi của ông Obama
Hà Nội ngày càng tiến gần hơn tới quỹ đạo của một đồng minh dân chủ và mạnh mẽ mà nhiều người Việt Nam, đặc biệt là số đông trong giới trẻ mong muốn.
Nhưng nhà chức trách cũng sợ rằng củng cố liên minh này có thể dẫn đến việc trả giá là có việc tranh đấu cho tự do hơn, điều mà Washington từ trước tới nay vẫn hậu thuẫn.
Trước chuyến thăm đã có đồn đoán về khả năng liệu Hoa Kỳ có bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Washington bấy lâu nay duy trì quan điểm rằng chủ đề vũ khí được gắn trực tiếp với việc cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của Hà Nội.
Nhưng giới bất đồng chính kiến sợ rằng Washington có thể đặt chiến lược lên trên nhân quyền, đặc biệt là lệnh cấm vận này đã được gỡ bỏ một phần vào năm 2014, trong đó Việt Nam được mua một số hạng mục để phục vụ cho an ninh hàng hải.
Blogger Phạm Đoan Trang được AFP dẫn lời nói rằng quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ là “một chiều”.
"Tôi cảm thấy chính phủ Mỹ đã cho Việt Nam nhiều trong những năm qua nhưng chính phủ Việt Nam chẳng trao lại được gì.”

Wall Street Journal

Image copyrightAP
Image captionChủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2015.
Báo này ngày 20/05 nói một chủ đề then chốt liên quan tới lệnh cấm vũ khí của Hoa Kỳ với Việt Nam.
Chính quyền Hoa Kỳ đang cân nhắc nới lỏng hoặc gỡ bỏ các giới hạn trong bối cảnh có sự phản đối của các nhóm nhân quyền quan ngại về việc tưởng thưởng cho một nước không có tiến bộ thêm gì về nhân quyền.
Quan hệ Mỹ Việt nồng ấm hơn được thúc đẩy nhờ có mối quan ngại chung về Trung Quốc. Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác đang bế tắc trong tranh chấp về lãnh thổ tại Biển Đông… và căng thẳng về việc tự do đi lại trên biển khi Trung Quốc bắt đầu xây các đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, Việt Nam nhiều khả năng sẽ cẩn trọng trong việc thể hiện làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ. Là láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, Việt Nam cẩn trọng và không muốn đối kháng quá mức với Trung Quốc và giới chức cấp cao Việt Nam thường xuyên thăm Trung Quốc.
Hôm 19/05, báo này có bài nói việc cá chết bí hiểm tại bờ biển miền trung Việt Nam đang là phép thử về giới hạn theo đó người dân sẵn lòng chấp nhận cái giá phải trả để đạt được tăng trưởng kinh tế và việc uy tín của chính phủ bị hoen ố.
Trong hành động thể hiện sự bất tuân tại xã hội của nhà nước cộng sản với an ninh dày đặc, hàng ngàn người đã xuống đường tại Hà Nội và Tp HCM trong mấy tuần qua để đòi bảo vệ môi trường.
Công an, lực lượng cảnh báo người biểu tình phải ở nhà, đã bắt hàng chục người trong bối cảnh truyền thông nhà nước đưa tin "lực lượng phản động" định lật đổ chính phủ.
Mạng xã hội gồm Facebook và Instagram bị gián đoạn trong lúc diễn ra biểu tình và các nhà hoạt động đổ lỗi việc gián đoạn này là do nhà chức trách.
Căng thẳng diễn ra ngay trước chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama nhằm tăng cường hậu thuẫn cho thỏa thuận TPP trong đó có các thiết chế chặt chẽ hơn về môi trường.
Hơn 140.000 người đã ký một thỉnh nguyện thư gửi Nhà Trắng thúc giục ông Obama nêu chủ đề cá chết với giới lãnh đạo Việt Nam, báo này viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét