Tập Cận Bình đánh giá quan hệ Mỹ - Trung vẫn ổn định
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, tại Bắc Kinh, 17/05/2015REURTERS
Hồ sơ Biển Đông đang gây sóng gió trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh nhưng khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng ngày 17/05/2015, Chủ tịch Trung Quốc đánh quan hệ Mỹ -Trung vẫn « ổn định » và mong muốn đưa quan hệ song phương « lên một tầm cao mới ».
Ngoại trưởng John Kerry công du Bắc Kinh trong hai ngày 16 và 17/05/2015 để chuẩn bị cho Đối thoại song phương Mỹ - Trung dự trù diễn ra tại Washington vào tháng 6/2015 và chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 9/2015.
Trước các hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc tại khu vực Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam, hồ sơ an ninh hàng hải tại Biển Đông là trọng tâm chuyến công tác của Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, hôm qua 16/05/2015, khi đề cập đến hồ sơ này, ông Kerry đã bị đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghi cứng rắn đáp lại là Bắc Kinh cương quyết bảo vệ quyền lợi của mình trong khu vực, và đó là điều « không có gì lay chuyển nổi ».
Sau những lời lẽ cứng rắn của Ngoại trưởng Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đánh giá quan hệ Mỹ - Trung là « ổn định ». Lãnh đạo Trung Quốc nhắc lại mong muốn là Washington và Bắc Kinh xây dựng một « mô hình mới trong quan hệ giữa hai nước lớn » mà ở đó « mỗi bên phải tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống chính trị và nhịp độ tăng trưởng » của nhau.
Trung Quốc không thay đổi lập trường về Biển Đông
Bản tin của Reuters nhắc lại, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với gần 90 % trong tổng diện tích 3,5 triệu cây số vuông của vùng biển này. Do vậy, đòi hỏi này vấp phải sự phản đối của các bên đang có tranh chấp như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và ĐàiLoan .
Bất chấp những cảnh cáo của Washington về tự do hàng hải ở Biển Đông, khi tiếp đồng nhiệm Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Vương Nghị đã khẳng định lại là Bắc Kinh xây dựng đảo nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Vào lúc Hoa Kỳ thông báo kế hoạch điều chiếm hạm và phi cơ trinh sát đến khu vực mà Bắc Kinh đang xây đắp đảo để bảo đảm tự do hàng hải, một nhà ngoạigiao hàng đầu của Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì cảnh cáo, Mỹ nên tránh những hành vi gây hấn, và hãy nên « đóng góp nhiều hơn cho ổn định và hòa bình » trong vùng Biển Đông.
Theo phân tích của thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh, Heike Schmidt, không khí buổi làm việc giữa hai Ngoại trưởng Kerry và Vương Nghị hôm qua 16/05/2015 rất căng thẳng về vấn đề Biển Đông:
« Cho dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại về tốc độ và quy mô các công trình xây dựng các đảo nhân tạo tại Biển Đông, đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, không nhượng bộ. Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn gây thêm căng thẳng khi tuyên bố, với vẻ nghiêm trọng, rằng Trung Quốc tái khẳng định quyết tâm chắc như đá, không gì lay chuyển nổi, trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Căng thẳng leo thang từ khi các bức ảnh chụp từ vệ tinh hồi tháng Tư vừa qua cho thấy một « Vạn Lý Trường Thành bằng cát » thật sự đang hiện diện tại vùng biển này. Quân đội Trung Quốc dùng xe ủi cát lấp các rạn san hô để xây các cảng cho tầu bè và phi đạo quân sự.
Cả Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan đều quan ngại trước tình trạng trên và Washington đang tính tới việc đưa tầu chiến tới khu vực. Nhưng hiện vẫn chưa có tiến triển gì. Bắc Kinh biện minh là các công trình trên nhằm đảm bảo an ninh cho các tuyến đường hàng hải của Trung Quốc và các nước khác có thể sử dụng các đảo này cho việc cứu hộ trên biển ».
Trước các hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc tại khu vực Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam, hồ sơ an ninh hàng hải tại Biển Đông là trọng tâm chuyến công tác của Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, hôm qua 16/05/2015, khi đề cập đến hồ sơ này, ông Kerry đã bị đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghi cứng rắn đáp lại là Bắc Kinh cương quyết bảo vệ quyền lợi của mình trong khu vực, và đó là điều « không có gì lay chuyển nổi ».
Sau những lời lẽ cứng rắn của Ngoại trưởng Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đánh giá quan hệ Mỹ - Trung là « ổn định ». Lãnh đạo Trung Quốc nhắc lại mong muốn là Washington và Bắc Kinh xây dựng một « mô hình mới trong quan hệ giữa hai nước lớn » mà ở đó « mỗi bên phải tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống chính trị và nhịp độ tăng trưởng » của nhau.
Trung Quốc không thay đổi lập trường về Biển Đông
Bản tin của Reuters nhắc lại, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với gần 90 % trong tổng diện tích 3,5 triệu cây số vuông của vùng biển này. Do vậy, đòi hỏi này vấp phải sự phản đối của các bên đang có tranh chấp như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài
Bất chấp những cảnh cáo của Washington về tự do hàng hải ở Biển Đông, khi tiếp đồng nhiệm Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Vương Nghị đã khẳng định lại là Bắc Kinh xây dựng đảo nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Vào lúc Hoa Kỳ thông báo kế hoạch điều chiếm hạm và phi cơ trinh sát đến khu vực mà Bắc Kinh đang xây đắp đảo để bảo đảm tự do hàng hải, một nhà ngoại
Theo phân tích của thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh, Heike Schmidt, không khí buổi làm việc giữa hai Ngoại trưởng Kerry và Vương Nghị hôm qua 16/05/2015 rất căng thẳng về vấn đề Biển Đông:
« Cho dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại về tốc độ và quy mô các công trình xây dựng các đảo nhân tạo tại Biển Đông, đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, không nhượng bộ. Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn gây thêm căng thẳng khi tuyên bố, với vẻ nghiêm trọng, rằng Trung Quốc tái khẳng định quyết tâm chắc như đá, không gì lay chuyển nổi, trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Căng thẳng leo thang từ khi các bức ảnh chụp từ vệ tinh hồi tháng Tư vừa qua cho thấy một « Vạn Lý Trường Thành bằng cát » thật sự đang hiện diện tại vùng biển này. Quân đội Trung Quốc dùng xe ủi cát lấp các rạn san hô để xây các cảng cho tầu bè và phi đạo quân sự.
Cả Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan đều quan ngại trước tình trạng trên và Washington đang tính tới việc đưa tầu chiến tới khu vực. Nhưng hiện vẫn chưa có tiến triển gì. Bắc Kinh biện minh là các công trình trên nhằm đảm bảo an ninh cho các tuyến đường hàng hải của Trung Quốc và các nước khác có thể sử dụng các đảo này cho việc cứu hộ trên biển ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét