LỜI GIỚI THIỆU
Như
một nhân duyên tôi được đọc những tác phẩm cổ sử của sử gia Phạm Trần Anh, tôi
đã tìm lại “Cội nguồn của dân tộc cũng như của nền Văn minh Việt cổ”, nền móng
căn bản dựng nước của Tổ Tiên. Cội nguồn này đã bị khống chế và đè bẹp bởi “Văn
minh Bái vật của Đại Hán”. Dòng đạo lý nguyên thủy của Việt tộc là thờ trời
thay vì thờ người như văn minh của du mục phương Bắc. Trật tự của xã hội Việt
Nam là trật tự của thiên nhiên.
Sau
gần một ngàn năm bị Hán tộc thống trị, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã đem
cái trật tự “Quân thần” để Hán hóa dân tộc ta bằng hình thức nô dịch văn hóa.
Sự xích hoá và nô dịch văn hóa của Hán tộc đã làm cho sinh mệnh bản thể của văn
minh, văn hóa Việt bị vùi dập, lu mờ hàng ngàn năm qua. Đây là sự mất mát khủng
khiếp đã làm cho hồn dân tộc Việt lao đao lận đận mãi cho tới bây giờ. Lẽ trời
đất thịnh suy, suy thịnh cùng với những thăng trầm hưng phế của lịch sử. Tôi đã
đọc “Nguồn Gốc Dân Tộc” “Quốc Tổ Hùng Vương” và “Việt Nam Nước Tôi” mà lòng
mình cảm thấy chứa chan hạnh phúc. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà tôi ấm ức mãi vì
không tìm được lý giải khiến tôi canh cánh mãi bên lòng đã được trình bày cặn
kẽ sáng tỏ. Lần đầu tiên tôi được đọc một quyển sách về lịch sử Việt Nam với
những lý lẽ thuyết phục nhất về nguồn cội dân tộc Việt Nam nên hôm nay, tôi
muốn chia xẻ với tất cả những người Việt nam yêu nước thương nòi về nguồn cội
dân tộc.
Bước
sang thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại, cơ duyên vận nước sắp đổi thay nên sử
gia Phạm Trần Anh đã được điểm hóa để viết những tác phẩm để phục hồi sự thật
khách quan của lịch sử, giúp cho chúng ta nhìn lại “Khuôn mặt Ngàn đời của Nòi
giống Việt” nổi trôi theo vận nước. Chính vì vậy, tác phẩm của sử gia Phạm Trần
Anh được xem như một “Quyển sách Gối đầu giường” không thể thiếu được của một
người Việt Nam yêu nước thương nòi, nhất là các bạn trẻ thanh niên sinh viên
phải tìm hiểu, nghiền ngẫm để làm hành trang trên con đường cứu quốc và kiến
quốc để “Hưng quốc”.
Điều
tôi tâm đắc nhất là ông Phạm Trần Anh là một người yêu nước nồng nàn, một chiến
sĩ đấu tranh cho dân chủ tự do dám hy sinh cả tính mạng mình cho dân tộc. Tấm
lòng yêu nước đến cùng cực của ông còn thể hiện trong những tác phẩm lịch sử
của ông. Thật vậy, sử gia Phạm Trần Anh đã khẳng định lập trường rõ rệt là “chỉ dùng chữ nhà cho những triều đại của
Việt Nam vì nhà là cái gì thân thiết nhất, gần gũi nhất, cái gì của mình nên
không thể dùng chữ nhà cho các triều đại Tầu Hán như nhà Hán, nhà Minh, nhà
Thanh mà các sử gia trước đây thường dùng bừa bãi lẫn lộn”. Điều này chứng
tỏ rằng người tù bất khuất Phạm Trần Anh không chỉ là một chiến sĩ cách mạng đã
đứng lên đấu tranh lật đổ bạo quyền Cộng sản mà ông quả thực là một nhà cách
mạng ngay trong lĩnh vực lịch sử. Thật vậy, do ảnh hưởng vào sách sử cũng như
học vị nên từ trước tới nay, chưa một sử gia nào dám đặt lại vấn đề, chưa dám
xét lại những gì ghi chép trong sách sử dù có thấy một vài điểm vô lý. Đối với
lĩnh vực sử học, việc làm này xem như “Phạm húy”, liều lĩnh dại dột dám phản
bác chống lại những “Khuôn vàng thước ngọc” của tiền nhân từ hàng nghìn năm
nay. Thế nhưng, sử gia Phạm Trần Anh đã dám làm điều đó để “phục hồi sự thật lịch sử, Trả lại những gì
của lịch sử cho lịch sử” làm cho mọi
người phải đặt lại vấn đề, gạt bỏ nhận định sai lầm từ trước đến nay về lịch sử
của dân tộc Việt.
1. Thứ nhất là sử gia Phạm Trần Anh đã phục hồi
sự thật lịch sử về “Cái gọi là văn minh Trung Quốc” chính là nền văn minh của
Việt tộc. Học giả thời danh J Needham,
một nhà Trung Hoa Học người đã nói: “Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị
nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự
thật!”. Sử
gia Phạm Trần Anh viết: “Tứ Thư Ngũ Kinh không phải
của Hán tộc mà chính là của Việt tộc. Sách Trang Tử kể chuyện Khổng Tử gặp Lão
Tử. Khổng Tử nói: “ Khâu này chỉ khảo cứu sâu 6 kinh là Thi, Thư, Lễ, Nhạc,
Dịch, Xuân Thu”. Như vậy thời Khổng Tử bộ Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch,
Xuân Thu đã có từ lâu và được gọi là “Kinh”. Chính bộ “Trung Quốc Văn học Sử”
do “Bắc Kinh đại học, Trung văn hệ” biên soạn viết rõ ràng là “Tên gọi Thi Kinh
là do Hán Nho thêm vào”. Sử gia chính thống Hán tộc Tư Mã Thiên viết “Xưa kia,
Thi vốn có hơn 3 ngàn bài, đến Khổng Tử chỉ lấy 305 bài hợp với việc thực thi
lễ nghĩa, đem phổ nhạc, cố tìm âm hợp với
nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng”.
Cổ văn Thượng Thư do Lỗ Cung Công con của Lỗ Cảnh Đế tìm thấy khi phá ngôi
nhà cũ của Khổng Tử để xây cất lại lớn hơn. Trong bức vách nhà có những sách cổ
thời Ngu-Hạ-Thương-Chu, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ cổ gọi là Khoa Đẩu tự hình con nòng
nọc. Sách Hán Thư, Thiên văn Nghệ chí chép “Cổ
văn Thượng Thư được tìm thấy trong vách tường nhà Khổng Tử. Khổng An Quốc, hậu
duệ của Khổng Tử trước đây đã biết bộ sách này có 29 thiên do Phục Sinh truyền, chưa kể Thái Thệ còn thừa ra 16 thiên, tính
ra 45 quyển, 58 thiên không kể bài tựa … nay lại được thêm 16 quyển”. “Như vậy, rõ ràng là Ngũ
Kinh có trước thời Khổng Tử và được viết bằng lối chữ “Khoa Đẩu” là lối chữ
viết theo hình dáng của con nòng nọc của Việt tộc thời xa xưa. Lối chữ “Nòng
Nọc” của người Việt cổ cùng với nền văn hóa Hòa Bình đã lan truyền khắp Trung
Đông, góp phần tạo nên những nền văn minh cổ đại khác của nhân loại”.
Thực tế lịch sử này được Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên khắp
thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan hội thảo về “Nguồn gốc nền văn minh Trung Quốc” tại đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978. Hội nghị đã thừa nhận là “Không thể tìm ra đủ dấu
vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tàu trên
phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá
thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt”. Như vậy, Di Việt làm chủ
Trung nguyên trước Hán tộc và các triều đại Thương, Chu tiếp thu văn hóa của Di
Việt ở phương Nam. Thực tế này đã được chính “Người thầy Muôn đời” của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng tính ưu việt của nền văn minh rực rỡ của Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ lượng bao dung, khoan hòa
giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử
cư xử như vậy ..! Mặc giáp cưỡi
ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ
cường đạo hành xử như thế...”.
Chính Hán Hiến Đế, vị vua cuối cùng của triều Hán cũng phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn
hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất
..!”. Chính
vì vậy, sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên cũng phải thừa nhận một sự thực là “Việt
tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”.
Ngày
nay, sử gia hàng đầu của Trung Quốc là Trương Quang Trực (Chang
Kwang Chih), đã phải thừa nhận là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của
nhiều nền văn hoá hoá hợp lại: “Những nền
văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận
của văn hoá Trung Quốc. Nguồn gốc thực sự của Hoa Hán chỉ là phần nhỏ nhưng sau
khi triều Tần thống nhất thì dân tộc cả nước thống nhất ấy là dân tộc Trung Hoa”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét