Ủ TỜ ... “Người nách thước kẻ tay đao,Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi ..!”. NGUYỄN DU
Sau ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam, tôi
đi tìm anh em cùng chí hướng thành lập “Mặt Trận Người Việt Tự Do Diệt Cộng
Phục Quốc”. Vợ tôi lại một phen lo sợ ít nhiều buồn phiền nhưng hiểu rõ tính
khí của tôi nên âm thầm chịu đựng. Nàng chỉ nói khéo với tôi là “Anh tính sao thì tính chứ ông ngoại coi tử
vi nói số anh thế nào cũng bị ở tù”… Quả nhiên, chạng vạng chiều tối ngày 3
tháng 7 năm 1977, lúc tôi vừa hút xong điếu thuốc lào trong khi các con tôi
đang quây quần dưới mái tranh nghèo sau bữa cơm dưa muối thì cả một trung đội
công an súng ống tận răng, thằng nào thằng ấy hùng hổ đầy vẻ căm thù tràn vào
nhà, đè ngửa tôi ra rồi còng tay trước sự kinh hoàng của vợ và các con tôi.
Cảnh tượng hãi hùng của bọn đầu trâu mặt
ngựa, kẻ la người hét ấy đã được thiên tài Nguyễn Du mô tả trong truyện Kiều
sao mà hay đến thế. Nó giống in hệt như đám công an cộng sản đến bắt người, phá
nhà đàn áp dân oan Việt Nam đang diễn ra trên quê hương yêu dấu: “Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt
ngựa ào ào như sôi ..!”. Tôi hiểu rõ mọi việc xem như đã “thua” rồi nên
thản nhiên nói “Các anh muốn gì?” thì
một tên công an nhào tới tát vào mặt tôi một cái như trời giáng rồi hằn học nói
“Mày phản động, dám chống lại chúng ông
mà còn lý sự hả?”. Tôi mỉm cười không nói gì. Thằng con trai của tôi đứng
nhìn chằm chặp vào tên này, nó đưa tay lên lau nước mắt rồi lấy thuốc lào bỏ
vào điếu cầm lên cho tôi hút. Tôi có hút được đâu khi thấy hai tay con tôi run
run sao mà thương quá! Quỳnh Trâm ngây thơ hồn nhiên leo lên hai tay còng rồi
ôm hôn tôi, Quốc Bảo con trai tôi dơ tay tát em nó một cái thật đau, dường như
bao căm thù nó dồn vào cái tát, vừa tát vừa chửi: “Đồ mất dậy, dã man, mày làm bố đau!”...
Lúc chúng giải tôi ra xe, tôi nói với con tôi “Quốc Bảo, con nhớ lời bố dặn nhé, chào tay
bố đi …” rồi tôi lầm lũi bước đi vì không đủ can đảm nhìn lại cảnh vợ la
con khóc đứt ruột này nữa! Trời chiều bỗng như tối xầm lại, bóng tối bắt đầu
phủ chụp xuống trên đỉnh đồi chơ vơ một căn nhà sàn nhỏ. Căn nhà sàn vừa đủ cả
nhà nằm thay giường đã bị chúng dỡ tung ra để tìm kiếm tài liệu, đào nát cả
vườn để tìm súng ống. Làm sao tôi có thể quên được cái cảnh cả nhà vợ con la
khóc như ri chạy theo khi chúng còng tay tôi dẫn ra khỏi nhà. Bóng tối phủ
xuống đỉnh đồi như che kín cả tương lai gia đình tôi …
Làm sao mà người vợ trẻ đang bụng mang dạ
chửa cùng 4 đứa con thơ dại chịu đựng nổi sự kinh hoàng não lòng đứt ruột trong
bóng tối hãi hùng khi màn đêm buông xuống … rồi cuộc đời còn lại, các con tôi
sẽ đói no sống chết ra sao!?
Ngày tháng đó buổi ta đi em khóc
Ngỡ nghìn trùng sông núi cách ngăn nhau
Đừng khóc nữa em yêu xin đừng khóc
Thêm đau lòng vương vấn bước ta đi ...
Lời sông núi ta đi theo tiếng gọi,
Vì tự do ta quét sạch bóng thù
Vì hạnh phúc nhân dân thề tranh đấu,
Không có gì ngăn nổi bước ta đi ...
Không có gì ngăn nổi chí nam nhi ...
“ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ …
Ở TÙ MỚI HAY!”
Những ai từng ở tù, từng chịu đựng nỗi đau
gậm nhấm tâm hồn từng ngày từng giờ mới thấy thấm thía câu thơ của đại thi hào
Nguyễn Du sao mà hay đến thế. Chắc hẳn ngày xưa cụ cũng có tâm trạng giống hậu
sinh chúng mình. Ôi cái cảnh đoạn trường, nỗi buồn đau ray rứt khiến lòng ta se
thắt, quằn quại như đứt từng khúc ruột! Có trải qua “Đoạn đường chiến binh” của
một chiến sĩ lao tù chân cùm tay xích mới thấm thía cái cảnh ngồi vò võ một
mình, suy nghĩ vẩn vơ. Ai cũng suy đi nghĩ lại mãi một chuyện không giải quyết
được vấn đề gì nên gọi là suy nghĩ, thực ra nghĩ chỉ để nghĩ mà thôi! Ngày nào
cũng ngồi nhìn từng vệt nắng xuyên qua khe cửa với những hạt bụi xoay vần như
muôn vàn tinh tú, chiếu lên tường di chuyển dần theo từng buổi sáng trưa chiều,
hết ngày này sang ngày khác, hết tháng này sang tháng khác, năm này qua năm
khác...
Thân phận một người tù với những
đoạ đày thống khổ vô cùng tận. Hai chân bị cùm nằm ngửa chờ chờ để “Nhìn những
mùa thu đi!”, không phải một hai mùa thu mà năm mười mùa thu, hai mươi mùa thu.
Lúc mới vào tù còn tính từng ngày từng giờ rồi đến một lúc nào đó, trong đầu óc
không còn ý niệm thời gian là gì nữa mà ngày hai buổi chỉ trông mau đến giờ ăn,
thế thôi... Cuộc sống èo ọt thế mà vẫn
còn thoi thóp sống. Thế mới biết sức sống của con người là vô biên, không sao
hiểu nổi sức con người có thể chịu đựng được!?
Hơn hai mươi năm tù, tôi sống được chính
là nhờ niềm tin vào lý tưởng tất thắng của chính nghĩa quốc gia dân tộc. Đại
nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo. Không phải chỉ mình tôi
mà anh em ai cũng thường ngâm nga hai câu thơ của Uy Viễn Tướng Công Nguyễn
Công Trứ, nguồn an ủi sức sống vô biên cho người tù sống còn để trở về với vợ
con, sống còn để chờ ngày chiến thắng: “Còn
trời còn đất còn non nước, Không lẽ ta như mãi thế này ?”.
Trong những tháng ngày tận cùng bằng số
này, trong những lúc thập tử nhất sinh, mười phần chết một phần sống tôi đã
quyết chí, lòng nhủ lòng là bằng mọi giá mình phải cố gắng chịu đựng, cắn răng
mà chịu để sống một cách hào hùng không chịu khuất nhục. Tôi nhớ tới câu chuyện
của Khái Hưng về một đôi vợ chồng nghèo đi vớt củi trên dòng sông Hồng, gặp cơn
nước xoáy chị vợ đuối sức khi đang bơi ở giữa dòng. Anh chồng kéo chị dìu chị
bơi một cách khó nhọc. Trong đầu óc chị vợ biết chồng thương mình nhưng nghĩ
tới cảnh ba đứa con nheo nhóc ở nhà chờ bố mẹ về … Ngộ nhỡ chồng mình cũng đuối
sức cả hai cùng chết thì sao? Chị ngoi lên mặt nước nói thều thào với chồng: “Thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé … Anh Phải
sống, phải sống!” rồi buông tay khỏi người chồng, chịu chết một mình đề
chồng mình có thể sống mà để nuôi đàn con còn nhỏ dại. Ôi cao đẹp làm sao! Thế
rồi chợt nghĩ là mình cũng phải sống để còn lo cho năm đứa con bé nhỏ của mình
nữa chứ! Đêm đêm, hễ trời chạng vạng tối là đã ngồi cầu nguyện xin được sống lo
cho năm đứa con thơ dại chứ không ham giàu có, công danh sự nghiệp gì. Nhiều
lúc còn cầu xin chỉ cho sống đến ngày nhìn thấy bọn Cộng Sản tiêu vong thì chết
cũng mãn nguyện.
Phải thú thật một điều là những năm đầu
của thời gian tù tội, lúc nào cũng nghĩ tới vợ con như một niềm an ủi vô cùng
để mình cố gắng mà sống dù bất cứ hoàn cảnh nào. Mãi đến năm thứ ba, tôi mới
được phép viết thư về nhà. Tôi đặt bút viết thư cho nhà tôi mà đầu óc suy nghĩ
lung tung, không biết vợ tôi còn trẻ người non dạ có đủ sức để chống chỏi với
những khó khăn gian khổ, những cạm bẫy của cuộc đời để nuôi năm đứa con thơ dại
cho nên người? Nhà tôi có chút nhan sắc lại duyên dáng điểm xuyết một tâm hồn
văn nghệ, nàng theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế được vài năm thì chúng tôi
yêu nhau nên về Sài Gòn bỏ dỏ việc học hành. Một con người mảnh mai yếu đuối
biết cảm nhận từng nỗi vui buồn nho nhỏ thì làm sao mà chống chỏi với khó khăn,
những chông gai cạm bẫy của cuộc đời.
Không một chút đắn đo suy nghĩ, tôi đặt
bút viết cho nàng: “Không biết bao giờ anh trở về thôi thì, nếu em cảm thấy cuộc đời cần
bước đi bước nữa thì em cứ thanh thản ra đi vui sống, đừng bận tâm điều gì cả
miễn là em cố gắng nuôi 5 đứa con của chúng ta nên người thì dù anh có chết,
anh cũng vui lòng. Anh viết cho em những dòng này với tất cả tình yêu và sự suy
nghĩ chín chắn nên không ai, kể cả gia đình mẹ anh và các cô chú có thể nghĩ
không đúng về em, em yêu!”. Gần một năm sau tôi nhận được một lá thư nàng
buồn phiền phân bua với tôi rằng: “Vợ chồng
mình đã có với nhau năm mặt con rồi mà anh chưa hiểu lòng em à. Anh biết không,
nhận được thư anh em cảm thấy buồn bực ngỡ ngàng, buồn vì chồng còn nghi ngờ
không hiểu mình nên đang học xuất sắc tụt xuống hạng tồi ... Anh làm khổ em
nhiêu đó chưa đủ sao anh yêu!?”. Trời ơi, tôi có nghi ngờ gì nàng đâu, tôi
yêu nàng và không muốn nàng khổ nên tôi mới viết như vậy. Tôi thành thật với
lòng mình, muốn nàng dứt khoát tình tôi để nàng tự quyết định đời nàng. Từ đó
tôi cố tình xem như nàng đã bỏ tôi không còn gì để luyến tiếc nên an tâm vui vẻ
chấp nhận thân phận của một người tù chung thân khổ sai!
Bây giờ tuy vợ chồng tôi đã chia tay vì
hoàn cảnh ngoài ý muốn nhưng nàng vẫn về thăm tôi và lo đám cưới cho Quỳnh Trâm
con gái tôi. Trong ngày vui của con, nàng đã lên ngâm một bài thơ “Đôi Bờ” của
Quang Dũng. Nàng quá xúc động nên đang ngâm thơ bỗng dưng nghẹn ngào không ngâm
được nữa, nàng bỏ lại tất cả quan khách còn đang ngỡ ngàng xúc động để vội vã
ra đi che giấu những dòng nước mắt nghẹn ngào … Trong ngày vui của con nhưng
vẫn không cầm được nước mắt, ôi giọt nước mắt cho một cuộc tình chia xa sao mà
tuyệt vời đến thế, Tạ ơn em… Tạ ơn em muôn vàn ...
Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện anh về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mưa..!
Xa lắc rồi anh người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau ..
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Giọt lệ thơ ngây có nhạt nhoà!?
Tôi vẫn yêu nàng thơ xứ Huế của tôi, bài
thơ "Huế Thương" được viết trong một giây phút chạnh lòng như để cho
chính mình, cho nàng và cho tất cả những ai có cùng một tâm trạng, một nỗi đoạn
trường của riêng mình mà không thể chia xẻ được với ai:
Tóc thề che phủ bờ vaiÁo dài e ấp nụ nhài đang xuânHuế xưa, xa vẫn thật gầnHương giang lờ lững ôm chân Ngự Bình ...Nụ cười hàm tiếu xinh xinhĐể ai nhớ mãi cuộc tình năm xưa ..Huế thương biết mấy cho vừaTrải bao dâu bể Huế xưa vẫn còn ...Lời thề sông núi sắt sonHồn thiêng non nước nước non quê mình ...!
Sau ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam, tôi
đi tìm anh em cùng chí hướng thành lập “Mặt Trận Người Việt Tự Do Diệt Cộng
Phục Quốc”. Vợ tôi lại một phen lo sợ ít nhiều buồn phiền nhưng hiểu rõ tính
khí của tôi nên âm thầm chịu đựng. Nàng chỉ nói khéo với tôi là “Anh tính sao thì tính chứ ông ngoại coi tử
vi nói số anh thế nào cũng bị ở tù”… Quả nhiên, chạng vạng chiều tối ngày 3
tháng 7 năm 1977, lúc tôi vừa hút xong điếu thuốc lào trong khi các con tôi
đang quây quần dưới mái tranh nghèo sau bữa cơm dưa muối thì cả một trung đội
công an súng ống tận răng, thằng nào thằng ấy hùng hổ đầy vẻ căm thù tràn vào
nhà, đè ngửa tôi ra rồi còng tay trước sự kinh hoàng của vợ và các con tôi.
Lúc chúng giải tôi ra xe, tôi nói với con tôi “Quốc Bảo, con nhớ lời bố dặn nhé, chào tay
bố đi …” rồi tôi lầm lũi bước đi vì không đủ can đảm nhìn lại cảnh vợ la
con khóc đứt ruột này nữa! Trời chiều bỗng như tối xầm lại, bóng tối bắt đầu
phủ chụp xuống trên đỉnh đồi chơ vơ một căn nhà sàn nhỏ. Căn nhà sàn vừa đủ cả
nhà nằm thay giường đã bị chúng dỡ tung ra để tìm kiếm tài liệu, đào nát cả
vườn để tìm súng ống. Làm sao tôi có thể quên được cái cảnh cả nhà vợ con la
khóc như ri chạy theo khi chúng còng tay tôi dẫn ra khỏi nhà. Bóng tối phủ
xuống đỉnh đồi như che kín cả tương lai gia đình tôi …
Trong những tháng ngày tận cùng bằng số
này, trong những lúc thập tử nhất sinh, mười phần chết một phần sống tôi đã
quyết chí, lòng nhủ lòng là bằng mọi giá mình phải cố gắng chịu đựng, cắn răng
mà chịu để sống một cách hào hùng không chịu khuất nhục. Tôi nhớ tới câu chuyện
của Khái Hưng về một đôi vợ chồng nghèo đi vớt củi trên dòng sông Hồng, gặp cơn
nước xoáy chị vợ đuối sức khi đang bơi ở giữa dòng. Anh chồng kéo chị dìu chị
bơi một cách khó nhọc. Trong đầu óc chị vợ biết chồng thương mình nhưng nghĩ
tới cảnh ba đứa con nheo nhóc ở nhà chờ bố mẹ về … Ngộ nhỡ chồng mình cũng đuối
sức cả hai cùng chết thì sao? Chị ngoi lên mặt nước nói thều thào với chồng: “Thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé … Anh Phải
sống, phải sống!” rồi buông tay khỏi người chồng, chịu chết một mình đề
chồng mình có thể sống mà để nuôi đàn con còn nhỏ dại. Ôi cao đẹp làm sao! Thế
rồi chợt nghĩ là mình cũng phải sống để còn lo cho năm đứa con bé nhỏ của mình
nữa chứ! Đêm đêm, hễ trời chạng vạng tối là đã ngồi cầu nguyện xin được sống lo
cho năm đứa con thơ dại chứ không ham giàu có, công danh sự nghiệp gì. Nhiều
lúc còn cầu xin chỉ cho sống đến ngày nhìn thấy bọn Cộng Sản tiêu vong thì chết
cũng mãn nguyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét