TÌ TÚC LÃNH KÌM ƯU QUỐC SỰ
Ôm chân cùm lạnh đêm Đông,
Nửa mong việc nước, nửa trông tin nhà …
Hồi còn là học sinh ngồi dưới mái trường
thân yêu nghe thầy giảng về Truyện Kiều của Nguyễn Du, lắng nghe tâm trạng
“Hoài Lê” của Đại thi hào Nguyễn Du vẫn không thể nào hiểu nổi với cái vốn
liếng nghèo nàn về Hán Việt của một học sinh Trung học:
“Quốc phá gia vong, gia quốc lệ ..
Lục tuần lao ngục tử sinh tâm ...”.
Thì ra đại thi hào cũng đã ở tù vì thù nhà
nợ nước với tấm lòng thanh thản không biết sống chết là gì … Thế nên nổi hứng
dám liều làm 2 câu thơ đồng cảm với đại thi hào một phen:
“ Quốc phá gia vong, vong quốc hận..
Thập niên diện bích bất tử tâm! ”
Chẳng phải là can đảm hay ho gì nhưng ở tù
lâu quá, ngồi nhìn trừng trừng vào mấy bức tường suốt gần 9 năm trời nên không
phải không sợ chết như đại thi hào mà là lì đòn, tới đâu thì tới, điếc không sợ
súng nữa thế thôi!
Trong lịch sử văn học Việt Nam có rất
nhiều người yêu nước nhưng chỉ có hai danh nhân văn hoá Việt luôn luôn thao
thức trăn trở về vận nước, luôn luôn nhớ về cố quốc về lãnh thổ xa xưa của Việt
tộc. Đại thi hào Nguyễn Du trong “Bắc Hành Tạp Lục” gồm 109 bài thơ chữ Hán, tất
cả đều nói lên tâm tư hoài cổ tìm về về lịch sử xa xưa của Việt tộc như Cửu Lê, Lũng Thục, Kinh Châu, Dương Châu,
Trường Sa, hồ Động Đình, Lưỡng Quảng …. Đặc biệt Nguyễn Du đã biểu lộ tâm trạng
nuối tiếc, tấm lòng của môt con dân đất Việt trong bài “Triệu Vũ Đế cố cảnh”
như sau:
“Thiên niên cổ mộ một Phiên Ngu”
mà kẻ hèn này xin tạm dịch là:
“Còn đâu cổ mộ Phiên Ngung một thời ..!”.
Khi đi sứ sang Tàu, đứng trước cảnh cũ
người xưa, nhìn lại giang sơn gấm vóc của tiền nhân nay đã không còn nữa.
Nguyễn Du đã cảm khái bài “Đổng Tước Đài”. Trong bài “Phản Chiêu Hồn”, “Vịnh
Khuất Nguyên”, vịnh những địa danh xưa cũ của Việt tộc. Nguyễn Du đã nói lên
tâm sự u hoài hướng vọng về cố hương, quê cha đất tổ của con cháu Rồng Tiên
trước cảnh suy vong của Văn Lang xưa cũ nên mới cay đắng thốt lên: “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông
thấy mà đau đớn lòng ..!”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng làm thơ vịnh Hạng Võ,
người anh hùng khí đoản của Việt tộc đã chịu thất bại trước một Lưu Bang tầm
thường của Hán tộc như sau:
Cập thức bại vong phi
chiến tội,
Không lao trí lực dữ
thiên tranh
Cổ kim vô ná anh hùng
lệ,
Phong vũ không văn
sất sá thanh!
Lẽ được thua vốn tùy vận số,
Sức người sao cưỡng nổi số trời
Xưa nay anh hùng thường nuốt lệ,
Gào thét gầm vang át gió mưa!
Tôi còn nhớ mãi truyện kể về mối tự tình
dân tộc của Nguyễn Du và một chủ nhân lò gốm cũng là người Việt cổ bên Giang
Ninh ở Hoa Nam Trung Quốc. Chủ nhân nhờ thi hào viết lên mấy vần thơ trên bộ đồ
gốm để làm kỷ niệm nhân gặp người đồng bào tri kỷ của mình. Nguyễn Du cảm khái
đặt bút viết ngay 2 câu:
“ Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ Hạc là người quen”.
Mai và Hạc là biểu trưng Việt tộc của hoạ
phái Hoa Nam khiến chủ nhân hết sức cảm động, ôm Nguyễn Du mà khóc rồi hủy luôn
khuôn đúc. Trước lúc chia tay, chủ nhân lò gốm đã trịnh trọng biếu Nguyễn Du bộ
tách trà để làm kỷ niệm gặp lại người đồng bào Việt “văn hay chữ tốt” của mình!
Đại thi hào Nguyễn Trãi cũng phiêu dạt
sang Trung Quốc để tìm theo cha là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa sang
Tàu. Nhờ đó, Nguyễn Trãi tìm lại những địa danh xưa cũ của Việt tộc nên khi về
nước, Thi hào Nguyễn Trãi đã khẳng định trong áng kim cổ hùng văn "Bình
Ngô Đại Cáo":
“Duy ngã Đại Việt chi
quốc,
Thực vi văn hiến chi
bang.”
“Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước,
Mới có nền văn hiến ngàn năm ...”.
Sau khi về nước, thi hào Nguyễn Trãi đã
viết bộ "Dư Địa Chí" của Việt Nam trong đó danh nho Nguyễn Trãi đã
xác định như sau: “Trong sách chương của
Thiên Vương có gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay
cũng xưng là Việt Nam”.
Đại Thi hào từng đêm ngồi ngắm sao Ngưu
Đẩu ở phương Bắc để hướng vọng về Trung nguyên của Tổ tiên Bách Việt thuở xa
xưa: “Dạ y Ngưu Đẩu vọng Trung Nguyên”.
Đặc biệt, đại thi hào Nguyễn Trãi cũng ngồi ôm chân cùm mà lo âu về vận nước
nên mới xuất khẩu thành thơ bài “Tì túc lãnh kìm ưu quốc sự!”.
Hồi còn là học sinh trường Trung học Nguyễn
Trãi, tôi rất thích áng văn bất hủ “Bình Ngô Đại cáo” của danh nhân văn hoá
Nguyễn Trãi, mãi đến bây giờ tôi mới cảm thấy có sự đồng cảm lạ lùng và thật sự
thán phục chí khí của Đại thi hào Nguyễn Trãi. Suốt đêm nằm ngủ không được miên
man nhớ tới Ức trai Tiên sinh “Quán tưởng Ức Trai dạ bất miên” nên diễn ý thành
mấy câu thơ như sau:
Ôm chân cùm lạnh đêm đông,
Nửa mong việc nước nửa trông tin nhà
Ức Trai Nguyễn Trãi thi ca,
Ngàn năm văn học nước nhà lưu danh ...”.
PHẠM TRẦN ANH
* Thơ của danh nhân
văn hóa Nguyễn Trãi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét